Tụ huyết trùng vịt - nguyên nhân, bệnh tích và cách điều trị 

CAS Media 18/12/2021

Tụ huyết trùng vịt là bệnh cấp tính với tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao, dẫn đến những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có cách phòng tránh hiệu quả, mời bà con cùng tham khảo những thông tin hữu ích mà Betavet muốn chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân của bệnh tụ huyết trùng vịt

Nguyên nhân gây bệnh đầu tiên là do gia cầm bị bệnh truyền cho những con khác. Các chất thải của gia cầm bệnh và nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch cũng chính là một trong những nguyên nhân lây lan bệnh. Vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, các vết thương ngoài da...

Tụ huyết trùng vịt có thể vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể gây nên 

Tụ huyết trùng vịt có thể vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể gây nên 

Trong nhiều trường hợp, tụ huyết trùng vịt không xảy ra do lây lan mà là tự phát, gia cầm khỏe mang vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể. Sau đó, chịu các tác nhân từ ngoại cảnh, các biến đổi về sức khỏe khiến hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn và các loại ký sinh trùng trong cơ thể tăng động lực và gây ra bệnh.

Ngoại cảnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thúc đẩy quá trình gây bệnh phát triển thường là do các yếu tố sau: Điều kiện dinh dưỡng kém, thức ăn không đảm bảo chất lượng, điều kiện chăm sóc không đảm bảo, chuồng trại chăn nuôi xuống cấp, sự thay đổi thời tiết...Ngoài ra, còn có thể do vận chuyển vật nuôi, mật độ nuôi quá dày, ao tù nước đọng...

Các triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở vịt

Vịt bị tự huyết trùng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào độc lực của bệnh. Nếu độc lực cao thì thời gian vịt chết rất nhanh và lây lan với tốc độ nhanh chóng.

Các triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở vịt 

Các triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở vịt

>>> Thông tin liên quan:  Bệnh viêm gan vịt cần điều trị như thế nào cho hiệu quả

  • Thể quá cấp tính: bệnh diễn biến nhanh đến nỗi bà con không kịp quan sát triệu chứng, đàn vịt đang khỏe mạnh bình thường bỗng dưng ủ rũ, thân nhiệt tăng cao và chết sau 1 đến 2 giờ, tỷ lệ chết có thể lên đến 50% tổng số đàn.

  • Thể cấp tính: bệnh này khá phổ biến, biểu hiện đặc trưng của vịt là ủ rũ, bỏ ăn, đi chậm chạp, lông xù và rất xơ. Mũi và miệng thường xuyên chảy nhớ, sủi bọt có lẫn máu. Ở giai đoạn giữa, vịt có thể bị đi ỉa chảy, phân loãng màu đen xám, xanh hoặc màu vàng. Ở giai đoạn cuối, vịt ngày càng khó thở, mặt bị tụ máu, không có triệu chứng bại liệt hoặc thần kinh. Vật nuôi thường chết sau 2 đến 3 ngày do ngạt thở.

  • Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối vụ dịch, vịt trở nên gầy nhom, da bọc xương, xanh xao. Gan bị viêm hoại tử mãn tính gây rối loạn cơ năng, khớp đùi, đầu gối bị viêm mãn tính, viêm màng não, có triệu chứng của bệnh thần kinh.

Bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng vịt

Khi ở thể quá cấp tính, vịt sẽ có hiện tượng tụ máu, xuất huyết ở các xoang, phủ tạng. Ở thể cấp tính, vịt khi chết sẽ thấy tụ máy và xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và cơ quan bên trong cơ thể. Tim bị sưng, bao tim phình to, chứa dịch màu vàng.

Khi ở thể quá cấp tính, vịt sẽ có hiện tượng tụ máu, xuất huyết ở các xoang, phủ tạng

Khi ở thể quá cấp tính, vịt sẽ có hiện tượng tụ máu, xuất huyết ở các xoang, phủ tạng

Mổ vịt ra sẽ thấy phổi bị tự máu, viêm màu nâu thẫm, chứa nước màu đỏ nhạt. Gan sưng to, màu vàng hoặc chấm đỏ to bằng mũi kim hoặc đầu đinh ghim do bị hoạt tử. Tụ huyết trùng vịt khiến lá lách tụ máu, hơi sưng, niêm mạc bị viêm tụ máu, có màu đỏ thẫm.

Ở thể mãn tính, vịt bị viêm và hoại tử đường hô hấp và gân, viêm phúc mạc. Buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm, sưng to, chứa đầy nước, màu vàng nhạt, các khớp bị viêm sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.

Điều trị bệnh tụ huyết trùng vịt bằng các loại thuốc thú y của Betavet

Bệnh tụ huyết trùng vịt xảy ra với tốc độ nhanh nên khi phát hiện đàn vịt có bệnh bà con cần cho đàn vịt sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh Gentamox: thành phần chính gồm có Amoxicillin trihydrate 15% và Gentamicin 4%. Thuốc có công dụng  đặc trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm với thành phần thuốc như: tụ huyết trùng, sốt bỏ ăn không rõ nguyên nhân, bệnh viêm phổi, viêm tử cung, mất sữa (M.M.A), hội chứng viêm vú. Ngoài ra, còn đặc trị viêm đường tiết niệu, viêm ruột gây tiêu chảy do khuẩn E.coli, Salmonella, hỗ trợ trị các bệnh kế phát heo tai xanh, sốt đỏ (P.R.R.S).

Thuốc kháng sinh Gentamox

Thuốc kháng sinh Gentamox

  • GLUKC Thảo dược: thành phần có trong thuốc là Vitamin K và Vitamin C giúp hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng, hồi sức, phục hồi sức khỏe sau bị bệnh hiệu quả.

Tăng cường sức đề kháng với GLUKC Thảo dược

Tăng cường sức đề kháng với GLUKC Thảo dược

  • ORESOL-C: Cung cấp chất điện giải chống nóng, chống stress, giúp ổn định thể trạng và phục hồi sức khỏe khi thú bị tiêu chảy, sốt cao. Ngoài ra, còn bù nước cho vịt khi bị sốt cao, tiêu chảy, trời nóng...

  • Bên cạnh đấy, bà con cần dùng thêm thuốc sát trùng B-Kacid 1 lít để khử trùng chuồng trại, tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo nguồn bệnh không bị lây lan rộng ra khắp chuồng.

>>> Có thể tham khảo:  Hướng dẫn quy trình điều trị bệnh bại huyết trên vịt chi tiết nhất

Phòng tránh bệnh tụ huyết trùng ở vịt như thế nào cho hiệu quả?

Để phòng bệnh tụ huyết trùng, vịt khi mua về cần cho uống kháng sinh và vitamin hàm lượng cao để phòng bệnh. Sưởi ấm cho vịt từ 1 đến 3 tuần đều sau sinh, chế độ ăn uống cầm đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần và dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi.

Chế độ ăn uống cầm đảm bảo đầy đủ các thành phần và dinh dưỡng thiết yếu

Chế độ ăn uống cầm đảm bảo đầy đủ các thành phần và dinh dưỡng thiết yếu

Nếu ở những vùng đang bị dịch bệnh, người chăn nuôi cần tăng cường bổ sung thêm các loại kháng sinh và thuốc tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng và cách ly đàn vật nuôi. Vịt từ 30 ngày tuổi trở lên cần tiến hành tiêm vacxin tụ huyết trùng, tiêm vào những ngày vịt khỏe mạnh, thời tiết mát mẻ, khô thoáng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tụ huyết trùng vịt mà bà con chăn nuôi cần nắm rõ để chủ động trong việc phòng tránh, điều trị bệnh. Nếu vịt có những biểu hiện của bệnh, người chăn nuôi cần liên hệ ngay với Betavet để được tư vấn, hỗ trợ và có phương pháp điều trị hiệu quả. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thuốc thú y, Betavet sẽ giúp bà con tìm được những giải pháp chăn nuôi an toàn và tối ưu nhất.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN