Với điều kiện khí hậu mồm ẩn như ở nước ta, công tác chăn nuôi thường gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh của gà phổ biến hiện nay. Hầu hết, bà con có thể phòng tránh được cho đàn gia cầm của mình nếu như nắm rõ kiến thức chăm sóc chuẩn ý tế để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Top 5 loại bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị người chăm cần biết
1. Bệnh Tụ Huyết Trùng Gà
Trong số các bệnh của gà mà người chăn nuôi thường hay gặp đó chính là tụ huyết trùng. Đây là một thể truyền nhiễm xuất hiện nhiều trên đa số các loại gia cầm, nguyên nhân chính do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên.
Bệnh tụ huyết trùng gà có thể phát sinh ở gà từ 2 tháng tuổi, thường xảy ra khi thời tiết đột ngột thay đổi hay lúc giao mùa. Bệnh thường có diễn biến nhanh, gây chết gia cầm hàng loạt, do đó, người chăn nuôi cần tuân thủ đúng các biện pháp điều trị.
Bệnh Tụ Huyết Trùng Gà
- Triệu chứng bệnh
Tụ huyết trùng gà bào gồm hai giai đoạn, với những triệu chứng không giống nhau. Cụ thể là:
-
Thể cấp tính: Gà sốt cao, bỏ ăn, khó thở, đi lại chậm chạp, mào và yếm tím bầm, mũi miệng chảy dãi, phân có màu nâu.
-
Thể mãn tính: Gà thường gầy còm, yếu ớt, yếm sưng lên, phân màu vàng lỏng.
- Hướng dẫn cách điều trị
Chủ kê nên chú ý giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống đạt tiêu chuẩn khi gà mắc tụ huyết trùng. Ngay khi thấy thời tiết có những thay đổi thất thường có thể cho vật nuôi uống vitamin C, định kỳ dùng kháng sinh để trị bệnh. Bên cạnh đó, bà con nhớ tiêm đầy đủ vaccine theo hướng dẫn nhà sản xuất để phòng tránh các bệnh của gà.
- Các loại thuốc sử dụng
Bà con có thể dùng các loại kháng sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất như: Streptomycin, Enrofloxaxin, Neomycin để điều trị bệnh tụ huyết trùng gà. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin C, B -complex giúp tăng cường sức đề kháng tốt hơn cho gia cầm
2. Bệnh hen gà
Bệnh hen do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên làm giảm sức đề kháng của vật nuôi. Cũng như các bệnh của gà khác, thời tiết nắng nóng kèm mưa ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan mạnh và gây thiệt hại cho đàn gia cầm.
Thời tiết nắng nóng kèm mưa ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan mạnh
- Triệu chứng bệnh
Thông thường, bệnh hen gà có thời gian ủ bệnh từ 1- 3 tuần và thường gặp các triệu chứng chung như: khó thở, khẹc, vẩy mỏ.Tuy không gây chết ồ ạt như các bệnh trên gà khác nhưng vật nuôi sẽ chậm lớn do chán ăn, khó tiêu.
- Hướng dẫn cách điều trị
Khi phát hiện các bệnh của gà, bà con cần nhanh chóng cách ly vật nuôi ốm và khỏe, đồng thời tiến hành tẩy uế, dọn dẹp chuồng trại và môi trường xung quanh. Bên cạnh việc bổ sung thêm các chế phẩm sinh học chủ kê nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gia cầm.
- Các loại thuốc sử dụng
Khi phát hiện gà bị hen, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh như: Doxycyline, Tylosin dùng ít nhất 5-7 ngày liên tục. Đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa, điện giải và vitamin cho đàn gia cầm nhằm tăng cường sức đề kháng.
3. Bệnh thương hàn gà
Trong các bệnh của gà, thương hàn thuộc type nguy hiểm, lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng. Do vậy, người chăn nuôi cần nắm rõ các kiến thức cơ bản trong việc phòng và điều trị bệnh.
Bệnh thương hàn ở gà có khả năng lây lan cực nhanh
- Triệu chứng bệnh
Thông thường, gà bị bệnh hen sẽ có các biểu hiện như ủ rũ, gật gù, chậm lớn, đặc biệt vùng lông xung quanh hậu môn bị bết lại. Đối với những lứa gà đẻ, chủ nuôi dễ gặp phải tình trạng vỏ trứng đổi màu, lòng đỏ có máu.
- Hướng dẫn cách điều trị
Trường hợp bệnh mới xảy ra ở gà con với số lượng ít, bà con nên loại bỏ cả đàn để từ nguồn lây nhiễm. Đối với đàn gà có số lượng lớn, cần loại thải những con nặng, tập trung điều trị các con còn lại đẻ giảm thiểu tổn thất về kinh tế.
- Các loại thuốc sử dụng
Bà con có thể dùng các loại thuốc cho gà để điều trị bệnh thương hàn như: Imequil, Tetramycin, Furazolidon, Collistin, Pulmequil. Hoặc sử dụng dẫn xuất Sulfamid 0,2- 0,5% pha trong nước uống hoặc trộn cùng thức ăn hàng ngày.
4. Bệnh ORT trên gà
Trong quá trình chăn nuôi bà con thường gặp phải các bệnh của gà như: viêm khí quản, phổi, túi khí… Đây đều là những tên gọi khác ở bệnh ORT trên gia cầm. Tình trạng này hay xảy ra vào thời điểm xuân, hè hay giao mùa khi độ ẩm không khí tăng cao.
Bệnh ORT trên gà thường có thời gian ủ bệnh ngắn
- Triệu chứng bệnh
ORT có thời gian ủ bệnh ngắn từ 1-3 ngày, ở giai đoạn đầu, gà có biểu hiện như hen nhẹ, thở khò khè, vảy mỏ và đôi lúc hắt hơi. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ sau thời gian ngắn, vật nuôi giảm ăn, ủ rũ, ngày càng khó thở hơn.
- Hướng dẫn cách điều trị
Gia cầm khi mắc ORT thường có thể trạng rất yếu, bà con tuyệt đối nên tránh đưa ngay kháng sinh vào thời điểm này. Việc đầu tiên cần làm là nên hạ sốt, giải độc, trợ sức bằng các thuốc đặc hiệu. Bên cạnh đó, chủ kê cần khử trùng chuồng trại, vệ sinh môi trường xung quanh cũng như tiêm vaccine để phòng bệnh.
Tiêm vaccine là biện pháp hữu ích giúp phòng bệnh hiệu quả
- Các loại thuốc sử dụng
Khi gà nhiễm bệnh ORT, bà con có thể sử dụng một số loại kháng sinh đặc trị với liệu trình từ 4-5 ngày. Có thể kể đến như: Linco-Spectin, Tylan-Dox, Genta-Tylosin hoặc cho vật nuôi uống Amox 50, Timicosin, Enroclean...
5. Nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas
Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas mang tính chất cục bộ trên tất cả các loại gia cầm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh có thể do tự phát hoặc lây lan từ nguồn bên ngoài vào các cơ sở chăn nuôi.
- Triệu chứng bệnh
Gia cầm khi mắc nhiễm khuẩn huyết thường sốt cao, mệt lả, hai canh xõa xuống, chảy nước mắt, nước mũi. Đây là một trong các loại bệnh của gà có xu hướng lây lan nhanh, nếu không được điều trị kịp thời thì vật nuôi sẽ chết.
Nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas
- Hướng dẫn cách điều trị
Trong quá trình chăn nuôi, bà con nên chú ý giữ vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh. Đồng thời, hẹn chế các yếu tố stress gây hại, khi thời tiết thay đổi bất thường có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa.
- Các loại thuốc sử dụng
Khi gà mắc bệnh, chủ nuôi có thẻ dùng một số thuốc đặc trị nhiễm khuẩn huyết theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể kể đến như: T.Avimycin, T. Umgiaca, Flumex- 30, Flumequin 20, hay Enro- 10…
Hầu hết các bệnh ở gà thường gây thiệt hại lớn tới đàn gia cầm gây ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế của người chăn nuôi. Do đó, bà con cần lưu ý vấn đề giữ sạch chuồng trại, đảm bảo dinh dưỡng, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc để tránh tình trạng kháng kháng sinh gây khó khăn trong điều trị.
Để đảm bảo cho việc chữa trị các bệnh của gà đạt hiệu quả cao, chủ kê cần mua thuốc ở những địa chỉ cung cấp uy tín đảm bảo nguồn hàng chất lượng. Nếu còn đang thắc mắc về nguồn cung cũng như quy trình sử dụng thuốc có thể ghé qua Betavit để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn viên. Đây là một trong các đơn vị đi đầu thị trường hiện nay về lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y.
>>> Người chăn nuôi có thể nghiên cứu thêm tại: https://betavet.com.vn/ga-u-ru-bo-an-mac-benh-gi-va-cach-dieu-tri
Công ty CP Betavet Việt Nam
-
Địa chỉ: B1.4, LK 15, Lô 3, KĐT Thanh Hà, Kiến Hưng, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
-
Hotline: 0976821819
-
Email: betavet.vn@gmail.com
-
Website: https://betavet.com.vn