Bệnh bại huyết trên vịt là một trong những bệnh khiến nhiều chủ hộ cảm thấy lo lắng vì gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Thấu hiểu được điều này, hôm nay Betavet xin chia sẻ những kinh nghiệm cũng như quy trình điều trị bệnh bại tuyến hiệu quả, giúp đàn vịt nuôi luôn khỏe mạnh.
1. Bệnh bại huyết trên vịt là gì?
Bệnh bại huyết trên vịt còn được gọi là nhiễm trùng huyết, bệnh này xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào máu và gây rối loạn tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, viêm màng não mủ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ khiến vịt bị suy gan, suy thận và các bộ phận nội tạng khác.
Bệnh bại huyết trên vịt còn được gọi là nhiễm trùng huyết
Cuối cùng, vịt chết một cách nhanh chóng, thường là cả bầy đàn khiến các hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đồng thời, còn khiến môi trường bị ô nhiễm nếu xác vịt không được xử lý đúng cách và theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tại sao lại xuất hiện bệnh bại huyết trên vịt?
Bệnh bại huyết ở vịt do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra, khiến phần da và lông bị tổn thương. Bệnh này thường xuất hiện vào những ngày thời tiết ẩm ướt, mưa kéo dài, mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Tuy nhiên, dễ bị bệnh nhất khi vịt từ 1 đến 8 tuần tuổi với tỷ lệ chết cao.
3. Các dấu hiệu của bệnh bại huyết trên vịt
Những dấu hiệu nhận biết của bệnh bại tuyến trên vịt mà bạn có thể quan sát:
Thể cấp tính: Vịt chết đột ngột khi chưa kịp biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ chết thông thường từ 5 đến 10%, tuy nhiên nếu có thêm các bệnh lý khác thì có thể lên đến 50 đến 100%.
Thể mãn tính: Những con vịt bị bệnh bại huyết thường bị sốt cao, ủ rũ, chảy nước mũi, nước mắt, rất khó thở nên thường xuyên phải vươn cổ lên để thở. Đồng thời, phần đầu sưng phù, cổ bị run, khi đi đầu thường lắc lư, chân khập khiễng, đi thành vòng kiềng nhìn rất khó khăn.
Vịt rất dễ ngã nhào và nằm ngửa, đầu ngoẹo về phía sau
Phân của vịt có màu xanh xám, lông xơ xác, vấy bẩn, rụng thành từng mảng. Nếu bị kích động, chúng sẽ chạy loạng choạng, rất dễ ngã nhào và nằm ngửa, đầu ngoẹo về phía sau. Với những chú vịt đang đẻ sẽ gặp tình trạng viêm ống dẫn trứng, chứa nhiều dịch màu vàng.
>>> Có liên quan: Bệnh viêm gan vịt cần điều trị như thế nào cho hiệu quả
4. Nên điều trị bệnh bại huyết trên vịt như thế nào?
Quy trình điều trị bệnh bại huyết trên vịt bao gồm 2 phần chính là kiểm soát bệnh và xử lý bệnh.
Kiểm soát bệnh
Để kiểm soát bệnh bại huyết, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
Trong khu chăn nuôi cần tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài để hạn chế người lạ, ngan, gà, chuột...xâm phạm vào khu vực chăn nuôi. Ngoài chuồng cần tiến hành rắc vôi bột để khử trùng, nên rắc xung quanh chuồng, lối đi lại một lớp dày từ 1 đến 2cm.
Khử trùng chuồng trại sạch sẽ
Tiểu khí hậu chuồng nuôi chủ hộ phải đảm bảo về mật độ nuôi, tạo sự thông thoáng, thoải mái và đủ nhiệt độ để vịt phát triển một cách tốt nhất. Trong khu vực chuồng nên sát trùng định kỳ từ 2 đến 3 lần/tuần, sử dụng Bestaquam-S liều 4-6ml/1 lít nước để phun.
Đối với môi trường nước sử dụng Ecotru để xử lý H2S, NH4, Nitrite. Liều dùng cứ 1kg/1000m3 nước. Ngoài ra, chủ hộ có thể pha Ecotru cho vịt uống sẽ giảm tới 90% mùi hôi khó chịu.
Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh
Để kiểm soát bệnh bại tuyến trên vịt, chủ hộ dùng Sulteprim Oral liều 1ml/5kg TT/ngày hoặc Enroflon 10% Oral liều 1ml/10kg TT/ngày. Có thể trộn cùng thức ăn cho vịt ăn hoặc pha uống liên tục trong vòng 3 ngày.
Bước 3: Tăng sức đề kháng
Sử dụng Canpho để kích thích tạo khung xương, chống mềm xương, mổ cắn, và tăng tỷ lệ đồng đều cho đàn vịt. Chủ hộ trộn 1ml/1kg thức ăn cho vịt ăn. Bên cạnh đó, nên dùng thêm Amilyte có công dụng kích thích tăng trọng, rút ngắn thời gian nuôi và nặng cân khi xuất bán. Tỷ lệ trộn là 1g/1-2kg thức ăn cho vịt ăn hàng ngày.
Tăng sức đề kháng cho vịt
Để tăng cường chức năng gan- thận và giải độc có thể sử dụng Soramin/Livercin với liều tượng 1ml/1-2kg thức ăn. Đồng thời, dùng thêm Zymepro với mục đích kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô. Tỷ lệ trộn là 1g/1-2kg thức ăn cho vịt ăn.
Xử lý bệnh
Sau khi đã kiểm soát được bệnh, với những chú vịt bị bệnh bại huyết cần cách ly và tiến hành điều trị với các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
Cách ly những chú vịt bị bệnh, sau đó tiến hành vệ sinh và sát trùng khu vực chăn nuôi. Cần tạo hàng rào để hạn chế các loại động vật, gia súc, gia cầm hoặc người lại vào khu vực chăn nuôi.
Rắc vôi bột xung quanh chuồng và lối đi để loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Đảm bảo khu vực nuôi luôn sạch sẽ, thoáng mát, đủ nhiệt độ. Ngoài ra, sử dụng Bestaquam-S liều 4-6ml/1 lít nước, phun 2-3 lần/tuần để khử trùng. Đồng thời, dùng Ecotru với nước để xử lý H2S, NH4, Nitrite liều 1kg/1000m3 nước.
Bước 2: Dùng kháng sinh
-
Sử dụng kháng sinh tiêm Nasher Quin liều 1ml/10kg TT/ngày, đồng thời kết hợp với Sumazinmycin liều 1ml/5kg TT/ngày.
-
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt GLUCO KC Thảo dược liều 1ml/05-07kg thể trọng/ hoặc Nasher Tol liều 1ml/20kg TT/ngày.
Sử dụng kháng sinh điều trị
-
Kháng sinh uống: Dùng Sulteprim Oral liều 1ml/5kg TT/ngày hoặc Enroflon 10% Oral liều 1ml/10kg TT/ngày. Chủ hộ có thể trộn cùng thức ăn hoặc hòa nước cho vịt uống.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Để xử lý các triệu chứng của bệnh bại huyết trên vịt, chủ hộ có thể sử dụng các loại thuốc sau:
-
Oresol Plus liều 2-3g/ 1 lít nước uống có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nóng, tăng cường sức đề kháng. Cho vịt sử dụng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
-
Liver max liều dùng 0.5-2ml/1L nước uống hoặc Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống có công dụng giải độc gan - thận cấp, dùng liên tục mỗi ngày để hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng sức đề kháng
Bên cạnh việc điều trị bệnh, chủ hộ cần tăng đề kháng để vịt nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng tái phát bệnh. Bạn có thể dùng các loại thuốc tăng sức đề kháng như:
-
Productive Forte liều dùng pha 1ml/1-2lít nước uống, thuốc có công dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng.
-
Zymepro liều dùng pha 1g/1lít nước uống, công dụng giúp kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn.
Các loại thuốc nên sử dụng
Ngoài những loại thuốc trên, bạn có thể sử dụng thêm bộ sản phẩm Cefaxim gồm chai bột: Cefotaxim sodium 25% và chai dung dịch: Gentamycin sulphate 15%. Bộ sản phẩm này có công dụng đặc trị tụ huyết trùng, thương hàn, phó thương hàn, sổ mũi truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm, ho cũi chó, viêm phổi phức hợp trên trâu bò, heo (BRD & SRD).
Bộ sản phẩm Cefaxim điều trị bệnh bại huyết trên vịt hiệu quả
Đặc biệt, có thể điều trị bệnh bại huyết trên vịt rất hiệu quả, trị viêm đa xoang trên heo, ORT trên gà. Ngoài ra, còn trị viêm tử cung, viêm vú, sốt hậu sản, nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas.
>>> Đáng quan tâm: Tụ huyết trùng vịt - nguyên nhân, bệnh tích và cách điều trị
4. Mua thuốc điều trị bại huyết trên vịt ở đâu uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ mua thuốc điều trị bệnh bại huyết trên vịt thì Betavet sẽ là gợi ý tốt nhất dành cho các chủ hộ chăn nuôi. Công ty hiện là đơn vị phân phối các dòng sản phẩm thuốc thú y đảm bảo chất lượng, uy tín hàng đầu hiện nay. Với phương châm “kết nối mọi nhà và chăm sóc sức khỏe vật nuôi”, Betavet sẵn sàng hỗ trợ bà con ở bất cứ vùng miền nào trên toàn quốc.
Betavet - đơn vị phân phối các dòng sản phẩm thuốc thú y đảm bảo chất lượng
Tất cả các loại thuốc thú y tại Betavet đều được sản xuất từ những công ty uy tín, các thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng, mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của vật nuôi. Đặc biệt, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, cụ thể về từng loại bệnh, hướng dẫn cách lựa chọn thuốc phù hợp, giúp thời gian điều trị bệnh nhanh chóng với tỷ lệ khỏi bệnh cao.
Bệnh bại huyết trên vịt rất nguy hiểm, gây thiệt hại nặng về mặt kinh tế cho gia chủ và ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Liên hệ ngay Betavet để có giải pháp phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả nhất.