Bệnh hô hấp phức hợp trên heo là bệnh lý phức tạp gây nên bởi nhiều yếu tố khiến người chăn nuôi phải có những biện pháp đề phòng toàn diện. Betavet sẽ giúp bà con hiểu hơn về căn bệnh này để chủ động điều trị một cách hiệu quả nhất trong trường hợp heo mắc bệnh, hạn chế tối đa những rủi ro trong chăn nuôi.
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo là bệnh gì?
Bệnh hô hấp phức hợp hay còn gọi là PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex), phức hợp nhiều yếu tố gây bệnh liên quan đến tốc độ sinh trưởng của heo và đường hô hấp. Chẳng hạn như: do vi khuẩn Mycoplasma, hyopneumoniase, di truyền, môi trường chăn nuôi, quản lý chuồng trại...
Bệnh hô hấp phức hợp hay còn gọi là PRDC phức hợp nhiều yếu tố gây bệnh
Việc xác định heo đang mắc bệnh cụ thể nào trong hội chứng PRDC như suyễn heo, viêm phổi dính sườn... hoặc xác định được yếu tố nào gây nên sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại trong chăn nuôi. Bệnh trên đường hô hấp chủ yếu lây qua đường hô hấp nên có thể dựa vào cách mà bệnh xâm nhập vào cơ thể heo cũng như bệnh tích trên phổi để tìm ra nguyên nhân một cách chính xác nhất.
Như bà con đã biết, heo gồm 7 thùy, trong đó có 4 thùy phải và 3 thùy trái. Không khí sẽ đi từ mũi đến khí quản, phế quản đi vào thùy đỉnh của phổi rồi đến các thùy còn lại trên phổi. Điều này lý giải vì sao khi heo hít không khí bị nhiễm virus, vi khuẩn thì bệnh tích sẽ tập trung trên thùy đỉnh của phổi nhiều hơn so với các thùy khác.
Bệnh hô hấp phức hợp ở heo gây ra các bệnh tích trên phổi
Phổi được bao bọc bởi một lớp mạng liên kết mỏng gọi là lá tạng. Bên ngoài lá tạng là một liên kết khác bao phủ toàn bộ lòng ngực gọi là lá thành. Ở giữa lá thành và lá tạng là xoang màng phổi, hai thành phần lá thành và lá tạng gặp ở cuống phổi.
Đầu mút dây thần kinh cảm giác nằm trên mô liên kết của lá thành, đặc biệt tập trung nhiều ở mặt lưng hơn là ở phần rìa của phổi. Do đó, bệnh hô hấp phức hợp trên heo gây ra các bệnh tích trên phổi sẽ khiến heo bị đau khi thở, ảnh hưởng đến sự hô hấp của heo.
>>> Có thể tham khảo: Hướng dẫn cách tiêm cho lợn và một số vấn đề cần lưu ý
Các nhân tố gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở heo
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn, virus, yếu tố di truyền hoặc môi trường sống không đảm bảo. Cụ thể như sau:
Các nhân tố gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở heo
- Các loại vi khuẩn ta có thể như: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Mycoplasma hyopneumoniae (MH), Pasterella multocida, Salmonella cholerasuis, Steptococcus suis, Hemophilus parasuis.
- Virus ta có thể gặp như: PRRSv, Circo virus, Swine Influenza Virus (Cúm heo - SIV), Aujeczky virus (Giả dại - AD), Classic Swine Fever (Dịch tả heo - CSF)
- Yếu tố môi trường: mật độ nuôi quá dày, thay đổi nhiệt độ, thời tiết, chuồng trại không vệ sinh sạch sẽ tạo cơ hội cho ký sinh trùng phát triển.
Triệu chứng của bệnh PRDC trên heo
Bệnh PRDC trên heo thường xảy ra ở heo trong độ tuổi từ 14 đến 20 tuổi và khoảng 8 đến 10 tuần sau khi chuyển chuồng. Khi bị bệnh heo sẽ có các biểu hiện giảm tăng trọng, giảm năng suất do có các bệnh tích trên đường hô hấp. Các triệu chứng lâm sàng cụ thể như sau: heo ủ rũ, mệt mỏi, biếng ăn, ăn kém, bỏ ăn, sốt, chảy nước mũi, chảy nước mắt do nhãn cầu giãn.
Khi bệnh trở nặng, heo sẽ bắt đầu cảm thấy khó thở, đau khi thở
Ngoài ra, heo còn có triệu chứng ho từng cái một hoặc ho thành tràng, đặc biệt ho nhiều về đêm và rạng sáng. Khi bệnh trở nặng, heo sẽ bắt đầu cảm thấy khó thở, đau khi thở, xuất hiện các điểm, mảng tím trên da, đặc biệt là khu vực phần tai.
Tất cả các triệu chứng biểu hiện lâm sàng trên khiến heo giảm năng suất, giảm tăng trọng, dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của bà con. Để chẩn đoán được bệnh PRDC, càng nắm bắt được các dấu hiệu lâm sàng trên heo càng tốt. Chẳng hạn như: tuổi mắc bệnh, tỷ lệ chết, lịch tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn, các triệu chứng, các bệnh tích đặc biệt là trên phổi...
>>> Thông tin khác: Lợn bị ho khan là mắc phải bệnh gì? Phòng và điều trị bệnh ra sao
Điều trị bệnh hô hấp phức hợp ở heo an toàn, hiệu quả
Để điều trị bệnh hô hấp phức hợp ở heo, bà con có thể tham khảo các loại thuốc đặc trị và hỗ trợ dưới đây:
Contysone
Cortisone là dòng thuốc thú y dành cho gia súc với công dụng đề phòng và điều trị một số bệnh mà vật nuôi mắc phải. Với thành phần chính gồm Tylosine Tarrate: 10% và Colistin Sulfat 18.000.000UI, thuốc có công dụng điều trị viêm phổi cấp tính, suyễn heo, tiêu chảy, hồng lỵ...
Contysone có công dụng điều trị viêm phổi cấp tính, suyễn heo, tiêu chảy, hồng lỵ
Được sản xuất trên dây chuyền công hiện đại cùng tá dược đặc trị, Contysone mang đến hiệu quả nhanh chóng cũng như hạn chế thiệt hại cho đàn. Do đó, sản phẩm này được rất nhiều bà con tin dùng cho vật nuôi của mình.
Contysone là sản phẩm đặc trị các hội chứng tiêu hóa, nhờn kháng sinh được nhiều chuyên gia khuyên dùng với liều dùng cụ thể như sau:
- Liều dùng chung cho gia súc: 1ml/10 đến 15kg thể trọng.
- Liều dùng chung cho gia cầm: 1ml/05 đến 07kg thể trọng.
Các loại thuốc bổ trợ
Ngoài ra, bà con nên sử dụng thêm các thuốc bổ trợ để giải độc gan, tăng cường sức đề kháng, giúp heo phục hồi nhanh quá trình trình điều trị bệnh. Một số loại thuốc tốt được nhiều chủ trang trại lựa chọn mà bà con có thể tham khảo như:
Liverin - thuốc có công dụng giải độc, tái tạo tế bào gan cũng như tăng cường chức năng gan thận. Nhờ đó, hỗ trợ tiêu hóa tốt giúp vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh đạt tiêu chuẩn. Thành phần chính có trong Liver Max gồm: dịch chiết nấm men, B-glucan, Citric acid, Phosphoric acid.
Liverin có công dụng giải độc, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan thận
Liver Max mang đến công dụng hỗ trợ hiệu quả đối với sự phát triển của gia súc, gia cầm như:
- Bổ sung hoạt chất cần thiết trong và sau quá trình điều trị bệnh giúp đào thải độc tố hiệu quả. Đồng thời tái tạo tế bào gan, tăng cường hấp thu dưỡng chất và các loại vitamin.
- Hỗ trợ tăng tiết dịch ở mật nhằm giúp vật nuôi nhanh chóng hồi phục.
- Kích thích hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh và thúc đẩy tăng trọng cho gia súc, gia cầm.
Để đạt hiệu quả giải tộc cũng như hỗ trợ chức năng gan thận, bà con có thể sử dụng Liver Max theo hướng dẫn sau:
- Liều giải độc, tăng lực cấp: 0,5-2ml/1 lít nước.
- Uống trong 2 giờ sử dụng 3-4 ngày liên tục
- Hòa cùng với nước rồi trộn đều vào thức ăn, để ráo trước khi cho ăn
GLUKC Thảo dược - sản phẩm có chứa: Viitamin K; Vitamin C có công dụng hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng, giúp heo có đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật. Bà con có thể cho heo sử dụng GLUKC Thảo dược định kỳ để đàn heo luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, cho năng suất ổn định.
GLUKC Thảo dược có công dụng hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng
>>> Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tai xanh ở lợn và cách phòng tránh
Phòng bệnh PRDC trên heo
Để phòng ngừa bệnh PRDC trên heo, trước tiên người chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ theo phác đồ của các chuyên gia, bác sĩ thú y. Đồng thời loại bỏ những yếu tố môi trường khiến heo bị stress, thậm chí trong các trường hợp cần thiết phải thay đổi cả cách quản lý chăm sóc trại heo.
Khi tiêm phòng vacxin bà con cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng
- Độ tuổi của heo được làm vacxin, miễn dịch thụ động: một heo con được tiêm phòng vacxin quá sớm khi mà lượng kháng thể mẹ truyền trong heo đang ở mức cao thì hiệu quả của vacxin sẽ bị giảm.
- Môi trường chăn nuôi nếu có áp lực mầm bệnh quá lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin khi tiêm cho heo.
- Kỹ thuật làm vacxin và cách bảo quản vacxin cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin.
Bên cạnh việc tiêm phòng vacxin, người chăn nuôi cũng cần chú ý vệ sinh chuồng trại, sát trùng định kỳ để mầm bệnh không có cơ hội phát triển. Thực hiện nguyên tắc quản lý “cùng nhập heo - cùng xuất heo”. Hạn chế di chuyển heo từ chuồng ngày sang chuồng khác hoặc từ nơi này sang nơi khác, trừ những trường hợp thật sự cần thiết.
Bên cạnh đấy, người chăn nuôi cũng cần quan tâm đến tỷ lệ, mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn, từng lứa tuổi của heo. Bà con có thể tham khảo bảng mật độ thả heo dưới đây:
Mật độ thả heo
Trọng lượng heo (kg) |
Diện tích tối thiểu (m2) |
< 10 |
0.15 |
< 20 |
0.20 |
< 30 |
0.30 |
< 50 |
0.40 |
< 85 |
0.55 |
< 110 |
0.65 |
>110 |
1.00 |
Với những trang trại có tiền sử bệnh hô hấp phức hợp trên heo đã xảy ra cần xây dựng riêng cho mình một giải pháp phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng, hạn chế biến động nhiệt độ ± 2°C
- Kiểm soát độ ẩm trong chuồng <70%, tránh hiện tượng Amoniac quá nhiều (>50pm) bằng cách sử dụng hệ thống thông gió hợp lý.
- Tẩy giun sán cho heo định kỳ để làm giảm sự di chuyển của các ấu trùng gây nên bệnh hô hấp phức hợp trên heo.
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo không chỉ làm giảm khả năng tăng trưởng, năng suất của heo mà còn gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi khi không thể kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Để có thêm những kiến thức chăn nuôi hữu ích mời bà con liên hệ với Betavet để được tư vấn và có giải pháp phòng, điều trị các bệnh thường gặp ở vật nuôi tối ưu nhất.