Sự thay đổi đột ngột về thời tiết khiến sức đề kháng của đàn lợn bị yếu đi tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus truyền nhiễm trong đó có bệnh sốt đỏ ở lợn. Bài viết này của BETAVET nhằm cung cấp thêm một số kiến thức về nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống bệnh của heo, hạn chế những thiệt hại không đáng có do bệnh tật gây ra, đảm bảo cho vật nuôi phát triển khỏe mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Bệnh sốt đỏ ở lợn hiện nay
Bệnh sốt đỏ ở lợn là gì?
Bệnh sốt đỏ ở lợn là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, quá trình lây lan rất nhanh, khiến tỉ lệ tử vong ở vật nuôi cao. Đặc trưng của bệnh này là gây ra tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sốt cao từ 41-42 độ C, viêm phổi nặng..Khi xảy ra bệnh thường gây tổn thất về kinh tế cũng như mất thời gian cho người dân.
Bệnh sốt đỏ truyền nhiễm cấp tính
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt đỏ ở lợn
Loại virus khi xâm nhập vào cơ thể của vật nuôi khiến tử vong thường đi kèm với nhiễm trùng lây lan tác tác nhân gây bệnh khác như: dịch tả, tụ huyết trùng, hen suyễn ở heo hay phó thương hàn... Nguồn gốc của virus gây bệnh sốt đỏ ở lợn
Nguyên nhân gây bệnh sốt đỏ ở heo
-
Giống Arterivirus
-
Họ Arteriviridae
-
Bộ Nidoviral
Virus này có cấu trúc dạng RNA, tồn tại dưới hai chủng
-
Chủng 1: thuộc dòng Châu Âu
-
Chủng 2: thuộc dòng Bắc Mỹ
Loại virus này có thể lây truyền qua không khí, khi tiếp xúc trực tiếp, dụng cụ chăn nuôi hoặc qua ruồi, muỗi là vật chủ trung gian và tồn tại trong cơ thể vật nuôi trong vòng từ 2-3 tháng.
Triệu chứng của bệnh
Tùy thuộc vào chủng virut mắc phải thì biểu hiện của lợn nặng hay nhẹ. Lợn nái, lợn con, lợn thịt và lợn đực cũng có những triệu chứng bệnh lý hoàn toàn khác nhau.
Triệu chứng của bệnh sốt đỏ
Lợn nái
-
Lợn nái có thể sảy thai vào giai đoạn cuối thai kỳ hoặc thai chết lưu ở giai đoạn hai, sau khi sinh ra yếu quá nên chết.
-
Lợn có biểu hiện sốt cao lên đến 40 - 42 độ C.
-
Lợn bị khó thở, thở dốc, tiêu chảy, chảy nước mắt và nước mũi.
-
Dấu hiệu để nhận biết bệnh rõ nhất là tai chuyển từ màu hồng sang màu đỏ thâm, ngả màu xanh, tím đen và cuối cùng dẫn đến tử vong.
-
Heo nái nuôi con có biểu hiện mất tuyến sữa, viêm vú, da chuyển màu và sinh non.
-
Tỷ lệ chết 10%.
Lợn con theo mẹ
-
Bệnh sốt đỏ ở lợn sẽ có dấu hiệu gầy yếu, thiếu sức sống.
-
Lợn bú khó khăn, mắt có nhiều ghèn, da có nhiều vết mẩn đỏ quanh vùng bụng và nách, háng.
-
Lợn con khi bú phải sữa của lợn mễ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy, mệt mỏi, sốt cao, viêm phổi, từ đó tỷ lệ tử vong rất cao.
Lợn thịt, lợn cai sữa
-
Một số con chậm lớn vì biếng ăn, lông cứng.
-
Sốt cao trên 40 oC.
-
Quá trình hoạt động di chuyển trở nên chậm chạp và yếu ớt.
-
Lợn ho nhiều, thở dốc dẫn đến kiệt sức.
-
Tỷ lệ chết từ 12 - 15%, đa phần bị bội nhiễm các bệnh khác dẫn đến tỉ lệ chết 100% nếu không điều trị kịp thời.
Lợn đực giống
-
Bệnh sốt đỏ ở lợn ban đầu sẽ có các dấu hiệu như: sốt, bỏ ăn và khó thở.
-
Lợn giảm hưng phấn,lượng tinh dịch ít đi.
Lợn con và lợn nái có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn mặc dù bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện sớm để được điều trị và cách ly kịp thời có thể gây chết hàng loạt.
Cách phòng và điều trị bệnh
Bệnh sốt đỏ ở lợn hiện tại chưa có thuốc điều trị. Việc sử dụng các loại thuốc được chỉ định chỉ làm giảm triệu chứng hoặc chống bội nhiễm các bệnh khác nhưng không diệt được virus gây bệnh. Điều này có thể làm cho vật nuôi khi khỏi bệnh vẫn mang virus trong cơ thể thường xuyên bài tiết ra bên ngoài, đe dọa lây bệnh đến những con khác trong đàn.
Vì vậy, trong các chính sách của Nhà Nước khi phát hiện bệnh sốt đỏ ở lợn bắt buộc phải đi tiêu hủy kịp thời để tránh tình trang lây lan ra những vật nuôi khác trong đàn, từ đó nếu không khống chế được sẽ thành tâm dịch.
Cách phòng và điều trị bệnh cho heo
Phòng bệnh
Sau khi nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt đỏ ở lợn cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời an toàn và hiệu quả.
-
Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát để tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi trùng.
-
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho heo cả về phần thức ăn cũng như các loại thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng như: TOP-B.COMPLEX-C, TOP BACILL...
-
Khi chọn lựa các giống heo từ những cơ sở đảm bảo về chất lượng.
-
Tránh tình trạng mượn dụng cụ chăn nuôi ở những trang trại khác.
-
Thực hiện các biện pháp sát khuẩn, sát trùng chuồng trại theo định kì 2 tuần/ lần bằng các loại thuốc phù hợp không ảnh hưởng đến đường hô hấp của heo.
Có nên sử dụng vắc xin để phòng bệnh sốt đỏ hay không ?
Hiện nay có một vài loại vacxin chủng Bắc mỹ đã được Cục thú y cấp phép sử dụng tạm thời đối với việc phòng bệnh sốt đỏ ở lợn. Tuy nhiên, một số ổ dịch sổ đỏ gần đây cho thấy dịch vẫn phát sinh trên những đàn heo đã được tiêm loại vacxin này. Do đó cách phòng bệnh này không được khuyến cáo áp dụng rộng rãi.
Thay vào đó thì khuyến khích người chăn nuôi nên chú ý tiêm phòng vacxin đầy đủ các bệnh nguy hiểm thường gặp kế phát bệnh sốt đỏ ở lợn như: Dịch tả, tụ huyết trùng, suyễn heo.
Phía trên là toàn bộ kiến thức về bệnh sốt đỏ ở lợn và cách để bạn điều trị cũng như phòng tránh. BETAVET hy vọng qua thông tin này, người nuôi sẽ tìm ra cho mình được phác đồ phù hợp nhất để điều trị cho vật nuôi nhà mình. Đừng quên tìm đến BETAVET nếu đang gặp phải tình trạng trên nhé.