Mào gà tím tái thường sẽ là những dấu hiệu của những chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả gia súc và con người. Vậy trong quá trình chăn nuôi, nếu bà con gặp phải tình trạng trên thì cách xử lý sẽ như thế nào? Hãy cùng Betavet tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Mào gà tím tái là bệnh gì?
Gà bị tím mào gây ra gà chết đột ngột thường sẽ rất khó để kết luận rằng gà bị bệnh gì. Thường khi gặp phải tình trạng này, hộ chăn nuôi hay nghĩ rằng gà mắc phải bệnh đầu đen. Tuy nhiên, khi gà bị tím mào thì đó cũng là biểu hiện của bệnh tụ huyết hoặc cúm gia cầm.
Nhưng cũng không thể dựa trên các biểu hiện đó để đưa ra kết luận. Hãy tìm gặp bác sĩ thú y để biết rõ tình trạng và căn bệnh mà gà mắc phải. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Mào gà tím tái là biểu hiện của nhiều bệnh truyền nhiễm
>>> Có liên quan: Gà bị sưng phù đầu - cần sớm phát hiện điều trị kịp thời và hiệu quả
Xử lý thế nào khi mào gà tím tái?
Mào gà tím tái có thể là biểu hiện của một trong ba căn bệnh: đầu đen, tụ huyết hoặc cúm gia cầm ở gà. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem cách xử lý ra sao khi gà mắc phải một trong ba bệnh trên:
Mào gà tím tái do tụ huyết trùng
Nguyên nhân:
-
Gà bị tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella gây ra.
-
Thời điểm xuất hiện chứng bệnh này thường vào mùa hè hoặc mùa thu, đông.
Biểu hiện:
-
Gà bị thâm mào, da tím tái
-
Gà chết đột ngột
-
Mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi
Cách điều trị:
Nếu mào gà tím tái do tụ huyết trùng thì phương pháp điều trị cũng không quá khó.
-
Bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh để nhằm tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.
-
Sử dụng thuốc kháng sinh Gentamox. Gentamox là một chế phẩm dành cho gia súc được bào chế trên dây chuyền công nghệ cao đặc trị các loại bệnh ở trâu bò, heo, dê, cừu, chó, mèo, đặc biệt trị các chứng bệnh viêm phổi, tụ huyết trùng,…
-
Sử dụng Gluco K.C Thảo dược với công dụng hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng.
Hãy hỏi kĩ bác sĩ hoặc người bán trước khi sử dụng và dùng đúng liều lượng. Thông thường, thời gian sử dụng thuốc sẽ là từ 3 đến 5 ngày, nếu gà vẫn chưa khỏi thì dùng thêm 2 ngày.
Thuốc kháng sinh gentamox
Gà bị tím mào do bệnh đầu đen
Nguyên nhân:
-
Do ký sinh trùng đa bào Histomonas Meleagridis gây ra
Biểu hiện:
-
Gà xã cánh, lờ đờ, xù lông
-
Sốt cao
-
Mào gà thâm tím, da vùng đầu xanh xám
Cách chữa trị:
Nếu gà bị tím mào do bệnh đầu đen thì cách chữa cực kỳ đơn giản. Bạn có thể sử dụng thuốc
-
Sul-depot: 2ml
-
Hepaton: 1 gói
-
T cúm gia súc: 1 gói
-
Super Vitamin: 1 gói
Tất cả pha chung với 1 lít nước, cho gà uống liên tục 4 – 5 ngày.
Có rất nhiều loại thuốc cũng chữa được bệnh đầu đen. Nếu không tìm thấy các loại thuốc nêu trên, bạn hãy đến các cơ sở thú y để được tư vấn.
Bệnh đầu đen ở gà
Gà bị tím mào do cúm gia cầm
Nguyên nhân:
-
Do ARN virus thuộc tuýp A gây ra
Biểu hiện:
-
Gà chết đột ngột
-
Gà bị tím mào, da chân xuất huyết thâm tím
-
Đi không vững, co giật
-
Sốt cao, lờ đờ, bỏ ăn
-
Ỉa chảy
Cách chữa trị:
Nếu nghi ngờ gà tím mào do cúm gia cầm thì bạn cần báo ngay cho cơ sở thú y để lấy mẫu xét nghiệm vì đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Nếu gà thực sự bị cúm gia cầm, cần tiêu huỷ ngay để tránh gây lây lan dịch bệnh.
Chăm sóc và phòng các bệnh truyền nhiễm ở gà
Để chăm sóc và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ở gà, các hộ chăn nuôi cần:
-
Vệ sinh, nuôi và đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ.
-
Cần cách ly ngay để điều trị nếu phát hiện gà có các biểu hiện nhiễm bệnh.
-
Có thể phòng bằng vacxin tiêm hoặc uống.
-
Sử dụng thuốc B-KACID- một loại thuốc sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả. Đồng thời, thuốc cũng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh cho động vật.Đặc biệt vô cùng an toàn cho người và gia súc, gia cầm với các thành phần như: Benzalkonium chloride, Glutaraldehyde, Dung môi vừa đủ.
Thuốc sát khuẩn B- KACID
Trên đây, Betavet đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến mào gà tím tái và cách xử lý phù hợp. Hy vọng rằng với bài viết này, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có nhu cầu muốn mua các loại thuốc nêu trên, hãy liên hệ trực tiếp đến Betavet để được tư vấn và hỗ trợ.