Lợn nhà bạn bị ho khan kéo dài đó là là biểu hiện của bệnh viêm phổi ở lợn. Vi khuẩn APP thâm nhập và cơ thể lợn qua đường hô hấp, sinh ra độc tố gây tổn thương màng phổi của lợn. Bạn đã biết cách để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả chưa? Cùng BETAVET đi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Các nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi ở lợn
Lợn bị ho khan kéo dài là mộ triệu chứng của bệnh viêm phổi. Bệnh này do vi khuẩn APP (Actinobacillus pleuropneumoniae) gây ra. Vi khuẩn này thâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp: miệng, phế quản, các thùy của phổi,... Loại vi khuẩn APP có ít nhất 12 dạng và có độc lực gây bệnh khác nhau.
Vi khuẩn APP gây cho lợn bị viêm phổi
Vi khuẩn APP ký sinh trong phổi của lợn, sản sinh ra độc tố gây tổn thương màng phổi, làm cho phổi lợn bị hoại tử, viêm dính với xoang ngực. Sau một thời gian dịch sẽ tràn đầy xoang ngực khiến lợn khó thở. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong hạch lâm ba và phổi 4 tháng, 5 ngày trong máu và trong nước 20 ngày.
Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, những chủ yếu xảy ra trên lợn từ 2-6 tháng tuổi, có thể gây xuất huyết trên lợn nái và hậu bị. Thời gian ủ bệnh từ 12-72 giờ, tỷ lệ chết của lợn mắc bệnh là 30%
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở lợn
Để nhận viết lợn bị bệnh cần quan sát các triệu chứng sau đây. Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở lợn biểu hiện khác nhau qua 3 thể quá cấp tính, cấp tính và mãn tính
Thể quá cấp tính: Lợn nhà bạn thường sốt cao trên 40 độ, mệt mỏi, thiếu sức sống. Trong một khoảng thời gian lợn bị tiêu chảy, nôn mửa, hay chảy dãi, chảy nước mũi và có nhiều bọt, hoặc có máu. Lợn khó thở, nhịp tim nhanh, toàn thân trở nên xanh tím. Lợn nhiễm bệnh chết sau 24-36 giờ
Lợn nhiễm bệnh chết sau 24-36 giờ
Thể cấp tính: Lợn cũng sốt cao trên 40 độ, xuất hiện các nốt đỏ trên da. Lợn nhiễm bệnh thường bỏ ăn, uể oải, lười vận động. Lợn thường hô hấp khó, ho khan, nhịp tim bị loạn
Thể mãn tính: Ở thể này lợn thường không sốt hoặc sốt nhẹ, lợn bị ho liên tục hoặc ho ngắt quãng.Tuy nhiên lợn vẫn bỏ ăn, kém phát triển. Vận động của lợn bệnh kém và yếu đi so với đàn.
>>> Thông tin thêm cho bà con chăn nuôi tham khảo: https://betavet.com.vn/benh-viem-phoi-o-de
Bệnh tích của bệnh viêm phổi ở lợn
Khi mổ heo chết ở thể quá cấp tính, phổi bị viêm có màu đen, cứng, viêm màng phổi không có hoặc ít có fibrin, mặt cắt của phổi nát. Ở thể cấp tính, bệnh tích đặc trưng là viêm màng phổi có fibrin, xoang bao tim chứa đầy dịch và máu lẫn với nhau.
Bệnh tích của bệnh phổi ở lợn
Bệnh trở nặng khi các sợi fibrin bám chắc làm viêm dính màng phổi với thành lồng ngực. Hạch lâm ba của lợn bị teo nhỏ. Ban đầu, bệnh tích biến đổi nặng dần ở chỗ xuất hiện hiện tượng hoại tử, xuất huyết, thâm nhiễm, tiểu huyết cầu, nghẽn mạch, phù thũng lan tràn và có nhiều fibrin trong thủy thũng.
Phương pháp đặc trị bệnh viêm phổi ở lợn
Người chăn nuôi sau khi phát hiện lợn nhiễm bệnh cần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng, cho lợn ăn những thức ăn nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Trong thời gian điều trị không xuất nhập lợn.
Bạn có thể dùng loại kháng sinh tiêm ngày 1 lần, liên tục từ 3- 5 ngày. Các loại kháng sinh như COTYSONE BETAVET.
Dung dịch tiêm COTYSONE đặc trị bệnh viêm phổi cho gia súc
Contysone là dòng thuốc thú y dành cho gia súc được sử dụng công dụng đề phòng và điều trị một số bệnh mà gia súc hay mắc phải như: viêm phổi cấp tính, suyễn heo, tiêu chảy,.... Thành phần bao gồm Tylosine Tarrate 10% và Colistin Sulfat 18.000.000UI. Tuy nhiên chỉ nên bạn cần sử dụng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và không dùng thuốc thú ý với mục đích khác bởi có tính độc hại cho người.
Người nuôi nên sử dụng thuốc hỗ trợ hô hấp cho lợn ngày tiêm từ 1-2 lần, liên tiếp trong 3 ngày. Đồng thời sử dụng thuốc hạ sốt Glukc thảo dược cho lợn và thuốc kháng viêm ngày tiêm 2 lần cho đến khi hết triệu chứng.
GLUCO K.C thảo dược có tác dụng hạ sốt
Thành phần chính của sản phẩm là vitamin C và K. Nó mang tới công dụng phục hồi sứ khỏe, hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng,...
Dùng thuốc hỗ trợ sức lực và nâng cao sức đề kháng cho lợn như các loại Vitamin B1, Vitamin C và thuốc trợ tim. Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn hiệu quả.
>>> Bài viết liên quan: Dấu hiệu bệnh viêm da ở lợn và cách phòng tránh
Phòng chống bệnh viêm phổi ở lợn như thế nào cho hiệu quả nhất
Người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp an toàn sinh học, lựa chọn con giống tại những cơ sở an toàn về dịch bệnh. Ban đầu khi vừa mua về cần nuôi cách ly một thời gian để theo dõi.
Chuồng nuôi lợn phải cách ly với những khu vực khác, ngăn không để những loài gặm nhấm hay côn trùng mang mầm bệnh vào được chuồng. Thường xuyên sát khuẩn, khử trùng khu vực chăn nuôi.
Chăn nuôi với mật độ vừa phải, thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm, xử lý sạch sẽ phân, nước tiểu, thức ăn thừa. Theo dõi cẩn thận để kịp thời tách lợn bị bệnh ra khỏi đàn và tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn.
Địa chỉ uy tín cung cấp thuốc điều trị bệnh viêm phổi ở lợn
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp thuốc trị bệnh viêm phổi ở lợn uy tín, thì hãy đến với nhà thuốc thú y Betavet. Tại đây chuyên cung cấp các sản phẩm thú y chất lượng cao, chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng. Cùng với đội nhân viên là các y bác sĩ tay nghề cao trong lĩnh vực chăn nuôi, chữa trị triệu để mọi bệnh lý ở lợn. Cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm cao và mọi quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo khi đến với BETAVET.
Hy vọng với những thông tin về bệnh viêm phổi ở lợn trên bài sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để phòng và chữa trị kịp thời. Nhớ follow BETAVET để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong ngành chăn nuôi cũng như tìm được liệu pháp chữa trị bệnh lý vật nuôi hiệu quả.