Cần làm gì khi bệnh cầu trùng gà xuất hiện? bỏ túi kinh nghiệm chăm sóc từ các chuyên gia 

CAS Media 01/11/2021

Đối với bà con chăn nuôi, bệnh cầu trùng gà chắc hẳn không còn quá xa lạ, Bệnh không chỉ lây lan nhanh, gây tỷ lệ chết cao cho đàn gia cầm, đồng thời làm gia tăng thiệt hại về kinh tế. Vậy nếu vật nuôi mắc căn bệnh này, chủ kê nên làm gì để điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này thông qua bài viết sau.

Cần làm gì khi bệnh cầu trùng gà xuất hiện? 

Cần làm gì khi bệnh cầu trùng gà xuất hiện? 

1. Bệnh cầu trùng gà và những điều bạn cần biết 

Bệnh cầu trùng gà xảy ra phổ biến ở vật nuôi từ 10-30 ngày tuổi, thường gặp khi bà con nuôi gà trên nền. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, chủ kê nên nắm rõ những kiến thức cơ bản cũng như hướng điều trị phù hợp.

- Bệnh cầu trùng gà là gì?

Bệnh cầu trùng gà hay còn được biết đến với cái tên khoa học Coccidiosis Avium, thường xảy ra trên gà. Bệnh bùng phát nhanh khi gặp thời tiết nồm ẩm và có tính lây lan cao, tồn tại dai dẳng nên khó điều trị dứt điểm.

- Nguyên nhân xuất hiện bệnh

Cầu trùng gà do ký sinh trùng đơn bào Eimeria gây nên gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của vật nuôi. Đây là chủng ký sinh có vòng đời phức tạp, bao gồm ba giai đoạn: sinh sản vô tính, hữu tính và bào tử.

- Thời điểm thường hay xuất hiện 

Cũng như các loại bệnh khác, bệnh cầu trùng gà thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa. Đặc biệt là hai mùa thu, đông có tỷ lệ cao hơn trong năm. Do đó, bà con nên lưu ý vào khoảng thời gian này để có biện pháp ngừa kịp thời

Bệnh cầu trùng thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa

Bệnh cầu trùng thường xuất hiện trong thời điểm giao mùa

- Đường lây truyền của bệnh

Con đường lây truyền bệnh cầu trùng gà chính là qua hệ thống tiêu hoá. Vật nuôi mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh nhưng cơ thể vẫn mang cầu trùng sẽ đào thải ra ra ngoài theo phân vương vãi trên nền chuồng. Gà khoẻ mạnh khi ăn phải thức ăn có lẫn vi khuẩn sẽ dễ mắc bệnh.

Gà bị bệnh cầu trùng thường bỏ ăn, khát nước, bước đi không vững

Gà bị bệnh cầu trùng thường bỏ ăn, khát nước, bước đi không vững

Bên cạnh đó, điều kiện chuồng trại không đảm bảo, ẩm ướt, chật chội cũng tạo điều kiện cho bệnh cầu trùng gà bùng phát mạnh mẽ. Đặc biệt, một số loài côn trùng, động vật gặm nhấm là nguồn gốc gián tiếp lây nhiễm bệnh.

- Các dấu hiệu của bệnh

Gà bị bệnh cầu trùng thường có các dấu hiệu dễ nhận biết như: bỏ ăn, khát nước, bước đi không vững. Tuy nhiên, tùy theo chủng loại gây bệnh mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau.

  • Thể cấp tính: Gà có các biểu hiện ủ rũ, chán ăn, uống nước nhiều, ít vận động, phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, thậm chí có máu tươi.

  • Thể mãn tính: Gà kém ăn, ăn không tiêu nên thường đi phân sống lâu dần chuyển sang màu đen có lẫn máu.

  • Thể mang trùng: ở thời kỳ này, gà bị cầu trùng vẫn ăn uống bình thường, thỉnh thoảng ỉa chảy hay đi phân sáp.

>>> Bài viết tham khảo:  Bệnh nấm phổi ở gia cầm và phương pháp điều trị cần biết

2. Quy trình điều trị bệnh cầu trùng gà 

Để điều trị cầu trùng gà, bên cạnh việc giữ vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ người chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn của nhà sản xuất khi dùng kháng sinh. Cụ thể là:

- Cần làm gì khi bệnh xuất hiện 

Để kiểm soát bệnh cầu trùng gà, bà con cần chú ý vệ sinh, xử lý kỹ lưỡng môi trường nuôi nhốt để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng trước khi thả gà. Đồng thời, sau mỗi lần nuôi nên sát trùng chuồng trại tổng quát, hạn chế các con vật mang mầm bệnh như chuột hay chim chóc.

Để kiểm soát bệnh, bà con cần chú ý vệ sinh môi trường nuôi nhốt

Để kiểm soát bệnh, bà con cần chú ý vệ sinh môi trường nuôi nhốt

Ngoài ra, tiêm vaccine cũng là một biện pháp hữu ích trong công tác phòng ngừa bệnh cầu trùng. Việc làm này vừa tiết kiệm chi phí thuốc men lại giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho chủ kê khi xảy ra dịch bệnh.

- Các loại thuốc cần sử dụng để điều trị

Khi vật nuôi mắc ký sinh trùng Coccidiosis Avium, bà con có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà. Tuy nhiên, cần đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất tránh tình trạng kháng kháng sinh sau này. Người chăn nuôi có thể dùng một trong số những loại sau đây:

  • Vinacoc, Sulfacoc hay Han Coc với liều lượng 4g/lít nước dùng trong 3 ngày điều trị.

  • Vime anticoc: liều lượng 5g/4,5kg thức ăn hoặc 1g/lít nước dùng liên tục 5 ngày.

  • Nova coc: liều lượng 2g/lít nước trong ba ngày liên tục, nghỉ hai ngày rồi sau đó dùng tiếp 2 ngày nữa.

Ngoài ra, người chăn nuôi nên sử dụng thêm chất điện giải, vitamin K kết hợp cùng chế độ nuôi dưỡng tốt để gà mau phục hồi. Bà con có thể tham khảo một số chế phẩm sinh học của công ty Betavet như: thuốc sát khuẩn B-Klacid, Oresol C, cốm nhân sâm Multivit hay thảo dược Glukc để tăng cường đề kháng cho vật nuôi.

3. Mua thuốc điều trị bệnh cầu trùng gà ở đâu chất lượng?

Trong trường hợp gà bị bệnh cầu trùng, bà con tìm mua các sản phẩm đặc trị vừa được giới thiệu tại cửa hàng thuốc thú y bán sẵn ở địa phương. Hoặc người chăn nuôi cũng có thể đặt mua online ở những địa chỉ uy tín khác trên toàn quốc.

Sử dụng thuốc trị bệnh cầu trùng gà đúng cách

Sử dụng thuốc trị bệnh cầu trùng gà đúng cách

Nếu còn đang phân vân trong việc tìm kiếm nơi mua thuốc điều trị bệnh cầu trùng ở gà, chủ kể có thể ghé qua Betavet để lựa chọn những chế phẩm tốt nhất. Đây là một địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm cho gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản trên thị trường trong nhiều năm qua.

Hy vọng với những nội dung chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp người chăn nuôi nắm được những kiến thức cơ bản trong việc phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà. Bên cạnh sử dụng thuốc đặc trị, bà con cũng cần áp dụng các biện pháp chăn nuôi khoa học để đảm bảo sức khỏe cho gia cầm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

>>> Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách chữa bệnh gà rù và một số lưu ý nhất định phải biết

Công ty CP Betavet Việt Nam

  • Địa chỉ: B1.4, LK 15, Lô 3, KĐT Thanh Hà, Kiến Hưng, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
  • Hotline: 0976821819
  • Email: betavet.vn@gmail.com
  • Website: https://betavet.com.vn
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN