Hướng dẫn cách chữa bệnh gà rù và một số lưu ý nhất định phải biết 

CAS Media 02/11/2021

Trong lĩnh vực chăn nuôi ở Việt Nam, người chăn nuôi không chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển trang trại và cần đặc biệt chú trọng đến các bệnh thường gặp ở gia cầm. Không ít chủ kê vẫn đang phân vân “Gà rù là gì” và cách phòng bệnh như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua những nội dung được chia sẻ ngay sau đây nhé!

Hướng dẫn chữa bệnh gà rù và một số lưu ý nhất định phải biết 

Hướng dẫn chữa bệnh gà rù và một số lưu ý nhất định phải biết 

1. Gà rù là gì? Một số thông tin cần biết

Bệnh gà rù là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với đàn gia cầm và được biết đến với các tên gọi khác như: Niu-cát-xơn hay dịch tả gà. Bệnh diễn biến nhanh, có tỷ lệ tử vong cao gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con. Để hiểu rõ hơn “Gà rù là gì?’ và các biểu hiện của bệnh như thế nào, chủ kê hãy cùng theo dõi tiếp nội dung sau đây.

- Gà rù là gì? 

Gà rù là những chú kê mang trong mình chủng virus Niu- cát- xơn và thường có những biểu hiện như: đi phân xanh, đứng không vững hay khó thở. Loại bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều giống gà khác nhau từ gà nhà, gà công nghiệp cho đến gà chọi.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bà con đã hiểu rõ được khái niệm “Gà rù là gì” rồi đúng không? Vậy nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng cụ thể trên vật nuôi như thế nào?

- Nguyên nhân do đâu gà bị rù

Bệnh Niu- cát - xơn do virus Paramyxovirus serotype 1 gây nên. Bệnh có tỷ lệ chết cao, chỉ cần một chú gà con bị rù là sẽ lây lan rất nhanh ra cả đàn.

Loại bệnh này thường xảy ra vào mùa đông, thời tiết mưa lạnh

Loại bệnh này thường xảy ra quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa đông khi thời tiết mưa lạnh. Bệnh gà rù lây truyền trực tiếp trong không khí, gà khoẻ mạnh khi tiếp xúc với vật nuôi mang virus sẽ nhanh chóng mắc bệnh.

- Các triệu chứng cho thấy gà bị rù

Gà bị rù thường có các biểu hiện dễ nhận biết như: chảy nhiều dãi, khò khè, đi lại không bình thường thậm chí bị liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ sẽ đi ngoài phân xanh, cổ nghẹo sang một bên, trứng đẻ ra có vỏ mềm.

>>> Có liên quan:  Gà bị sưng phù đầu - cần sớm phát hiện điều trị kịp thời và hiệu quả

2. Cách chữa bệnh gà rù

Đối với đàn gia cầm đã được tiêm vacxin đầy đủ, việc chữa bệnh đơn giản hơn rất nhiều. Thế nhưng, đối với vật nuôi chưa từng được chích ngừa bệnh, bà con cần phải làm gì?

- Cần làm gì khi gà bị rù? 

Trường hợp gà con bị rù, nhưng chưa được tiêm phòng vacxin, người chăn nuôi cần đem đi tiêu huỷ ngay lập tức để tránh lây lan cho cả đàn. Bởi chủng virus Paramyxovirus serotype 1 rất nguy hiểm, gây tử vong cao.

Bà con nên tiêu huỷ những vật nuôi đã nhiễm bệnh Newcastle

Bà con nên tiêu huỷ những vật nuôi đã nhiễm bệnh Newcastle

Nếu gà dưới 20 ngày tuổi chưa từng tiếp xúc với nguồn lây, bà con có thể nhỏ vacxin Lasota vào mắt, mũi, mỏ để phòng bệnh. Đồng thời, cần chuyển vật nuôi đến nơi an toàn tránh xa vật chủ.

Đối với gà từ 20-30 ngày tuổi, sau khi hoàn thành hai lần nhỏ vacxin Lasota, chủ kê có thể kết hợp tiêm Newcastle H1 để tăng khả năng phòng bệnh. Trường hợp vật nuôi từ một tháng tuổi trở lên, sau nhỏ và tiêm đầy đủ H1, bà con cần phải tiêm ngay kháng thể KTG.

- Gà rù cho uống thuốc gì? 

Việc kết hợp vacxin kể trên chỉ có tác dụng phòng ngừa Newcastle ở gà. Vậy gà rù cho uống thuốc gì? Hãy tham khảo một trong số các phác đồ điều trị dưới đây để lựa chọn phương pháp hợp lý nhé!

  • Sử dụng kết hợp T. colivit (20gam), thuốc cúm gia cầm (20gam), Super- Vitamin (20gam) pha chung với 15-20 lít nước, dùng khoảng 4-5 ngày.

  • Pha hỗn hợp thuốc gồm: Anti-Gum (20 gam), T. Avimycin (20 gam), Doxyvit Thái (20 gam) cùng 15-20 lít nước dùng 4 ngày liên tục.

3. Một số lưu ý cần biết khi chữa bệnh gà rù

Qua những nội dung vừa chia sẻ trên đây, chắc hẳn bà con đã có thể nắm rõ được khái niệm gà rù là gì cũng như cách chữa bệnh gà rù. Tuy nhiên, để đàn gia cầm nhanh chóng khỏi bệnh, chủ kê cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngay khi gà có dấu hiệu mắc bệnh, người chăn nuôi cần nhanh chóng cách ly gà bệnh ngay lập tức, tránh tiếp xúc với đàn vật nuôi khoẻ mạnh.

  • Tiến hành phun thuốc sát trùng hoặc rải vôi bột xung quanh chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh.

Người chăn nuôi nên tiêm vaccine cho gia cầm để phòng bệnh 

Người chăn nuôi nên tiêm vaccine cho gia cầm để phòng bệnh 

  • Kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho đàn gia cầm.

  • Sử dụng vaccine phòng bệnh theo đường tiêm hoặc uống dưới sự hướng dẫn của chuyên gia thú y.

  • Trường hợp, vật nuôi chết do bệnh rù, bà con cần tiêu huỷ ngay lập tức và tuyệt đối không sử dụng làm thực phẩm.

>>> Nội dung liên quan:  Cách nhận biết và điều trị bệnh newcastle ở gà hiệu quả nhất

4. Mua thuốc chữa bệnh gà rù ở đâu?

Giờ đây, bất kỳ người chăn nuôi nào cũng đã có cho mình đáp án về vấn đề “Gà rù là gì và các phương pháp điều trị”. Tuy nhiên, không ít bà con vẫn còn khá băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ mua thuốc uy tín, chất lượng.

Betavet - đơn vị chuyên cung cấp thuốc điều trị bệnh gà rù

Betavet - đơn vị chuyên cung cấp thuốc điều trị bệnh gà rù

Nếu còn đang phân vân về vấn đề này, chủ kê có thể ghé qua Betavet để tìm mua thuốc điều trị cho đàn gia cầm. Đây là công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm cho gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản uy tín trên thị trường hiện nay.

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết sẽ cung cấp cho bà con thêm kiến thức hữu ích về “Gà rù là gì” cùng với các biện pháp phòng tránh dịch bệnh. Trong quá trình chăn nuôi nếu chủ kê cần tư vấn thêm về cách chữa bệnh cho gia cầm hoặc có nhu cầu mua thuốc đặc trị có thể liên hệ với Betavet để được hỗ trợ.

Công ty CP Betavet Việt Nam

  • Địa chỉ: B1.4, LK 15, Lô 3, KĐT Thanh Hà, Kiến Hưng, Q. Hà Đông, TP Hà Nội

  • Hotline: 0976821819

  • Email: betavet.vn@gmail.com

  • Website: https://betavet.com.vn

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN