Khi nhắc tới những bệnh thường gặp với đường hô hấp của lợn thì không thể không nhắc tới bệnh suyễn lợn do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Đây được xem như yếu tố mở đường cho nhiều mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống hô hấp ở vật nuôi. Vậy bệnh suyễn lợn có khó điều trị không, hãy cùng Betavet tìm hiểu thông qua bài viết.
Kiên trì điều trị liệu bệnh suyễn lợn có khỏi không?
Bệnh suyễn ở lợn là gì?
Bệnh suyễn lợn hay viêm phổi địa phương là một loại bệnh truyền nhiễm tại cơ quan hô hấp do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Đặc trưng của bệnh thường ở thể mạn tính với viêm phổi, viêm phế quản và màng phổi. Bệnh tiến triển khá chậm cùng các triệu chứng ho khan dai dẳng kéo dài. Tuy tỷ lệ chết thấp nhưng gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi bởi lợn còi cọc, chậm lớn làm giảm năng suất chăn nuôi. Đồng thời, tốn kém chi phí thuốc thang cùng hệ số tiêu hao thức ăn cao.
Những triệu chứng cho thấy lợn bị bệnh suyễn
Lợn bị bệnh suyễn sẽ có các biểu hiện như hấp thụ kém, chậm lớn, lông khô nhưng vẫn ăn uống bình thường và không phát sốt. Đặc biệt, vật nuôi hay ngồi kiểu chó và ho nhiều về sáng sớm, chiều tối hay sau khi vận động. Bệnh suyễn lợn thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 20 ngày. Tình trạng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào tuổi của đàn gia súc, phổ biến nhất trong khoảng 2-4 tuổi.
Lợn bị bệnh suyễn sẽ có các biểu hiện như hấp thụ kém, chậm lớn, lông khô
Thể cấp tính
Bệnh suyễn lợn thể cấp tính thường gặp ở những trang trại lần đầu nhiễm virus M.hyopneumoniae. Đàn gia súc sẽ có những biểu hiện như thân nhiệt tăng, ủ rũ, ho kèm theo rối loạn hô hấp.
Thể mạn tính
Thể mạn tính là biến thể chủ yếu của bệnh suyễn lớn và thương gặp ở những đàn heo nuôi thịt. Chỉ sau 10-16 ngày khi mắc bệnh, lợn con sẽ có những biểu hiện lâm sàng mà bà con rất dễ nhận biết. Đó chính là: tiêu chảy nhẹ, ho khan, mang một số dấu hiệu của chứng rối loạn hô hấp…
Thể mang trùng
Bà con sẽ hay gặp biến thể này ở những vật nuôi mang bệnh trên 6 tháng tuổi. Lúc này, đàn gia súc sẽ có một số biểu hiện không rõ ràng, rất khó nhận biết như: ho nhẹ, thở khó khăn khi vận động mạnh, ăn uống kém…
>>> Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn cách tiêm cho lợn và một số vấn đề cần lưu ý
Nguyên nhân xuất hiện bệnh suyễn lợn do đâu?
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là thực thể hữu cơ trung gian giữa virus, vi khuẩn, được phân lập từ phổi heo bệnh vào năm 1965. MH ký sinh ngoại bào với cấu tạo bộ gen gồm ADN và ARN khiến hình dạng biến đổi linh hoạt. Chính vì vậy, vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn rất dễ bị tiêu hủy ở nhiệt độ 45-55oC trong khoảng 15 phút hoặc bởi các chất sát trùng thông thường.
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là nguyên nhân gây nên bệnh suyễn lợn
Mầm bệnh MH có thể phát triển tốt ở môi trường ẩm ướt, vệ sinh chuồng trại kém cũng như trên những cá thể có sức đề kháng kém. Bởi vậy tỷ lệ mắc bệnh thường rơi vào mùa xuân và mùa đông, lúc thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó, mầm bệnh cũng có thể lơ lửng trong không khí với khoảng cách từ 3 - 3,5km. Bệnh suyễn lợn xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của vật nuôi nhưng chủ yếu lúc 6 tuần tuổi trở lên.
Kiên trì điều trị liệu suyễn lợn có khỏi không?
Gia súc khi mắc viêm phổi địa phương, tuy tỷ lệ chết không cao nhưng khiến người nuôi khá đau đầu bởi thiệt hại đủ đường. Vậy nếu kiên trì điều trị liệu bệnh suyễn lợn có khỏi không, cùng tìm hiểu.
Lợn mắc suyễn, tuy tỷ lệ chết không cao nhưng khiến người nuôi khá đau đầu
- Bệnh suyễn lợn có khó điều trị không?
Mycoplasma hyopneumoniae là nguyên nhân dẫn đến bệnh hô hấp ở toàn thế giới và gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực chăn nuôi heo công nghiệp. Bao gồm: giảm hiệu suất chăn nuôi và tạo cơ hội cho nhiều tác nhân khác xâm nhập vào cá thể bệnh.
Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng cũng như thiệt hại kinh tế ở những đàn heo không giống nhau. Việc tiêm phòng Mycoplasma cho vật nuôi đã cho thấy bước tiến mới của lĩnh vực thú y khi kiểm soát hiệu quả Mycoplasma hyopneumoniae. Tuy nhiên bị nhiễm Mycoplasma lại trở thành căn nguyên gây nên bệnh hô hấp phức hợp trên lợn trưởng thành với tỷ lệ mắc cao, khó điều trị giảm sinh trưởng.
- Điều trị bệnh suyễn lợn bằng cách nào?
Để điều trị bệnh suyễn lợn hiệu quả, bà con có thể áp dụng phương pháp sau đây để vật nuôi nhanh khỏi:
-
Tách riêng cá thể bệnh ra khỏi đàn để tiện chăm sóc và theo dõi, tránh làm lây lan sang vật nuôi khác.
-
Sử dụng một số loại thuốc thú y dạng kháng sinh phổ rộng để điều trị liên tục trong vòng 5-7 ngày.
-
Bên cạnh đó, bổ sung thêm một số dược phẩm trợ lực giúp vật nuôi nhanh chóng khỏi bệnh.
-
Giữ chuồng nuôi nhốt luôn khô thoáng, sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ trong mùa hè.
- Nên sử dụng thuốc gì để điều trị suyễn lợn?
Cách trị bệnh suyễn lợn là bà con kết hợp sử dụng kháng sinh để tiêm cho cá thể bệnh đồng thời trộn cùng thức ăn cho lợn ăn toàn đàn.
-
Trộn Tiamulin hoặc Tylosin liều lượng 10-20mg/kg TT cho cả đàn ăn trong 5-7 ngày liên tục.
Đồng thời thực hiện tiêm vào bắp thịt những con ốm với các loại thuốc sau:
-
Marbofloxaxin liều lượng 1ml/20kg TT tiêm 3 lần, 2 ngày tiêm 1 lần.
-
Draxxin liều lượng 1ml/40kg TT tiêm 2 lần, mũi 2 sau 4 ngày.
-
Tylosin liều lượng 20mg/kg TT tiêm ngày 2 lần trong 6 ngày.
-
Tiamulin liều lượng 20mg/kg TT có thể tiêm với Kanamycin 20mg/kg TT hoặc Gentamycin trong 6 - 7 ngày.
-
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tim, trợ sức cho lợn như: Cafein, Vitamin B1, Vitamin C…
>>> Tham khảo thêm: Cách phòng chống và điều trị bệnh lở mồm long móng ở động vật
Địa chỉ mua thuốc điều trị suyễn lợn chất lượng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp các thuốc thú y. Tuy nhiên, việc lựa chọn một địa chỉ uy tín để mua được những sản phẩm chất lượng là điều không dễ dàng.
Địa chỉ mua thuốc điều trị suyễn lợn chất lượng
Nếu bà con đang băn khoăn không biết nên chọn cơ sở nào để mua thuốc điều trị bệnh suyễn lợn thì có thể tham khảo Betavet. Đây là một trong những công ty hàng đầu thị trường hiện nay, chuyên cung cấp các sản phẩm cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản.
Bệnh suyễn lợn không quá khó để bà con nhận biết dù không gây tỷ lệ tử vong cao nhưng cũng đã phần nào làm ảnh hưởng đến kinh tế người chăn nuôi. Do đó, chủ trang trại cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trên đàn gia súc.
Công ty CP Betavet Việt Nam
-
Địa chỉ: B1.4, LK 15, Lô 3, KĐT Thanh Hà, Kiến Hưng, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
-
Hotline: 0976821819
-
Email: betavet.vn@gmail.com
-
Website: https://betavet.com.vn