Cũng giống như bất kỳ loại vật nuôi nào, những chú cún cưng khi bị ốm cũng sẽ bị sốt. Tuy nhiên, biểu hiện khi chúng sốt không rõ ràng để người nuôi nhận biết được. Chó bị sốt hay bỏ ăn là biểu hiện của việc chúng bị ốm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu chủ không phát hiện kịp thời. Bài viết dưới đây, BETAVET xin hướng dẫn bạn nguyên nhân cũng như cách hạ sốt mà người nuôi cún cưng cần biết.
Tìm hiểu nguyên nhân chó bị sốt và cách hạ sốt cho người nuôi cún cưng
Chó bị sốt nguyên nhân do đâu
Nguyên nhân phổ biến gây ra sốt ở chó là bị viêm amidan. Thường khi bị viêm amidan, chó sẽ có các biểu hiện đi kèm như: ho, ho liên tục kéo dài, hạch amidan sưng to và có thể bị nôn, sùi bọt mép. Ngoài ra, cún cưng bị sốt cũng có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn, biểu hiện đi kèm của chúng thường:
- Bỏ ăn, nôn, chảy nhiều dịch nhầy màu vàng nhạt, nặng hơn là co giật liên tục, tiêu chảy.
- Tai - mũi - họng khi bị nhiễm khuẩn có biểu hiện như: ho liên tục, sổ mũi, hơi thở trở nên khó khăn, khò khè thậm chí không thở được. Phần mắt và chóp mũi xuất hiện dịch mủ bám lại và gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của chúng sau này.
- Cún cũng có thể nhiễm độc chì, điều này dễ nhận thấy bằng mắt thường là việc chúng sốt liên tục, ỉa chảy, nôn mửa, phần bụng luôn nhói đau và nặng hơn là hệ thần kinh có thể bị liệt.
Chó bị sốt có thể do viêm amidan hoặc bị nhiễm các loại vi khuẩn bên ngoài
Ngoài hai nguyên nhân phổ biến do viêm amidan và do nhiễm khuẩn, Betavet cũng tìm hiểu được một vài nguyên nhân khác khiến chó bị sốt bao gồm:
- Khẩu phần ăn bị thiếu canxi là chúng bị hạ canxi gây tình trạng sốt lên đến 42 độ C. Có những trường hợp lâm vào tình trạng hôn mê, sủa nhanh hơn bình thường.
- Với một số chú chó lớn tuổi, sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt bởi lúc này mọi tế bào của chúng đã yếu đi, virus dễ xâm nhập và gây bệnh.
>>> Xem thêm về cách chăm sóc chó cưng: https://betavet.com.vn/ly-do-tai-sao-cho-bi-ngua-da
Cách hạ sốt ở chó
Để giảm các cơn sốt của cún cưng trên 39.5 độ, chủ vật nuôi cần xoa nước ấm quanh vùng bàn chân và tai của chúng bằng khăn vải hoặc khăn ướt. Sau khi nhiệt độ giảm xuống dưới 39.5 độ thì có thể ngừng việc xoa này và cho chó uống nước. Hãy đảm bảo theo dõi chặt chẽ cún cưng để tránh tình trạng chúng sốt trở lại. Cụ thể
Với những chú cún ốm nhẹ việc của bạn là nên
- Cho chúng ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa, mềm, và bổ sung thêm các loại men, cốm vi sinh có chứa vitamin nhóm B và C để tăng cường sức khỏe.
- Nhỏ thuốc qua mắt và mũi cho cún cưng.
Khi chó bị sốt hay cho chúng ăn những đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa
- Chủ cũng có thể ép lấy nước ép lá tía tô hoặc xương sông hay húng quế và cho chó uống hàng ngày.
- Nếu thấy biểu hiện chó thở khò khè và nhiều nước mũi, hãy dùng Acemuc hoặc Bisolvon để giúp long đờm.
Với những chú chó ốm nặng hơn thì bạn nên
- Vệ sinh thường xuyên chỗ ở của cún để diệt khuẩn và tránh lây ra các vùng khác
- Dùng SEPTOSAL 10ml nếu bị viêm phổi cấp tính hoặc một số loại kháng sinh khác theo chỉ định của bác sỹ thú y. Sản phẩm không chỉ nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng mà còn tăng cường thể lực và hạ sốt một cách nhanh chóng. Đặc biệt thuốc có thể đặc trị viêm phổi ho khan, ho kéo dài, nôn mửa, kiết lỵ,... những biểu hiện thường gặp khi chó bị sốt. Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung sức đề kháng và miễn dịch và hồi sức nhanh chóng cho chó mèo khi mang thai hoặc nuôi con bú...
- Nếu sau những cách điều trị tại nhà cún cưng tình trạng không thuyên giảm hãy mang chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Sử dụng SEPTOSAL 10ml của Betavet để điều trị viêm phổi cấp
>>> Giải đáp thắc mắc: Chó bị bệnh đường ruột phải làm sao?
Mẹo chăm sóc chó bị sốt bạn nên biết
Khi thấy biểu hiện chó bị sốt, việc đầu tiên bạn cần làm chính là đo thân nhiệt và kiểm tra thân nhiệt một cách thường xuyên. Cách đơn giản nhất để đo thân nhiệt chính là sử dụng kẹp nhiệt độ và khi sử dụng với cún thì bạn nên bôi trơn đầu trên của kẹp sau đó từ từ đưa nhiệt kế vào hậu môn của chúng và giữ trong vòng khoảng 3 phút. Đây chính là phương pháp hiệu quả, mang lại độ chính xác cao mặc dù có thể khiến cún nhà bạn hơi khó chịu một chút.
Trong trường hợp nhà bạn không có kẹp nhiệt độ, bạn cũng có thể sử dụng một vài cách như sau:
- Sờ tai và đệm thịt của chúng bởi nếu chó bị sốt thì hai chỗ này của cún sẽ rất nóng.
- Dùng má hoặc mu bàn tay áp vào chân và tai cún, nếu quá nóng thì rất có thể cún cưng đang bị sốt. Nhiệt độ cơ thể của một chú cún khỏe mạnh chỉ cao hơn người một chút nên tay của bạn ở mức nhiệt bình thường là dễ so sánh nhất.
- Bạn cũng có thể sờ vào mũi, nếu mũi nóng hay chảy dịch màu vàng xanh thì là cún đang bị sốt và nhiễm trùng.
Hãy dùng tay để sờ vào mũi của cún cưng xem chúng có nóng hay không
- Hoặc cũng có thể sờ và háng hay vào nách, kiểm tra nướu hay các dấu hiệu cơ thể bị giảm nhiệt.
Sau khi kiểm tra và xác định cún bị sốt, hãy thường xuyên bổ sung nước cho cún, có thể cho cún uống thêm nước gừng ấm hay nước đường hoặc bổ sung ORESOL-C. Sản phẩm này có công dụng bổ sung chất điện giải không chỉ giúp ổn định thể trạng, phục hồi sức khỏe mà còn chống nóng, chống stress cho cún cưng khi bị sốt cao. Ngoài ra nếu thấy cún có dấu hiệu tiêu chảy hay nôn mửa thì đừng vội cho chúng ăn, bởi ăn càng nhiều chúng sẽ nôn càng nhiều hay đi ngoài càng nhiều. Hãy cho cún nghỉ ngơi một chỗ, hạn chế việc chạy nhảy và vận động của chúng. Bạn cũng nên cho cún cưng nằm ở những nơi sạch sẽ, ấm áp.
Sử dụng ORESOL C để bổ sung điện giải cho cún cưng của bạn tránh bị mất nước
Hy vọng bài viết trên của Betavet đã giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức khi gặp tình trạng chó bị sốt và cách hạ sốt cho chúng. Những chú cún cưng đều rất yêu quý chủ của mình, vì vậy khi chúng bị ốm hãy dành nhiều thời gian quan tâm cũng như vuốt ve hơn để chúng cảm nhận được tình cảm mà mau lành bệnh nhé.