Hướng dẫn cách điều trị chó bị kiết lỵ an toàn, hiệu quả

CAS Media 14/02/2022

Chó bị kiết lỵ là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không biết cách điều trị phù hợp. Để giúp chủ hộ yên tâm trong việc chăm nuôi chú thú cưng của mình, BETAVET xin chia sẻ những kiến thức hữu ích liên quan đến căn bệnh kiết lỵ ở chó để có phương án đề phòng và điều trị hiệu quả nhất. 

Nguyên nhân của bệnh kiết lỵ ở chó 

Chó bị kiết lỵ thực chất là một hội chứng tiêu chảy có máu khiến chó đi ngoài ra máu do một số nguyên nhân chín như sau: 

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ ở chó 

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ ở chó 

  • Chó bị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Nhiễm giun tròn nặng, đặc biệt là những chú chó dưới 6 tháng tuổi thường bị nhiễm giun móc. 
  • Thú cưng mắc các bệnh truyền nhiễm như: Parvovirus, Carre…
  • Chó bị trúng độc hóa chất hoặc bả chuột…

Cách điều trị bệnh chó bị kiết lỵ 

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bị kiết, trong đó có hai nguyên nhân chính là do bị viêm đường ruột, dạ dày cấp tính hoặc do bệnh Care và Pravovirus. BETAVET sẽ tư vấn cụ thể cách điều trị trong từng trường hợp, mời các bạn cùng tham khảo dưới đây. 

Chó bị đi ngoài ra máu do bệnh viêm đường ruột, dạ dày cấp tính

Viêm đường ruột cấp tính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bị kiết lỵ, đi ngoài ra máu. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nếu chủ hộ không phát hiện kịp thời sẽ khiến thú cưng suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng, khiến chúng dần yếu đi và chết. 

Chó bị đi ngoài ra máu do bệnh viêm đường ruột, dạ dày cấp tính

Chó bị đi ngoài ra máu do bệnh viêm đường ruột, dạ dày cấp tính

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh lý khác ở chó:  https://betavet.com.vn/cach-dieu-tri-va-phong-ngua-cho-bi-viem-da-rung-long

Chó mắc bệnh này thường trong giai đoạn sau sinh 10 đến 15 ngày hoặc sớm hơn. Chó con khi đi ngoài phân lỏng, có mùi chua, tanh nhưng vẫn có thể bú và đi lại được. Sau khoảng vài ngày thì chó bị sốt cao, phân mùi hôi tanh, chán ăn, bụng chướng to, thở dốc, tim đập nhanh và yếu dần. Thậm chí có nhiều trường hợp chó bị hôn mê, nhiệt độ cơ thể hạ dần và chết. 

Để điều trị chó bị kiết lỵ do viêm đường ruột, dạ dày cấp tính, trước tiên cần cho chó tạm nhịn đói để rửa dạ dày, ruột hết sạch những thức ăn đã ăn vào. Bạn lấy một nửa cốc dung dịch nước muối ăn và rửa ruột cho chó, tháo thụt bằng nước ấm.

Trong 2 đến 3 ngày đầu chó nhịn đói cần cho chó uống nhiều nước sạch, mát, tốt nhất nên cho chó uống nước chè đặc. Bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi cho chó ăn chè bột kiều mạch cùng chút sữa. Sang ngày thứ 4 có thể cho chó ăn thịt nước hầm, súp gạo,  súp kiều mạch... Bắt đầu từ ngày thứ 5 có thể cho ăn thịt băm hoặc thịt xay nhỏ để dễ tiêu hóa. 

 Để chú chó nghỉ ngơi ở những yên tĩnh, thoáng đãng, khô ráo

 Để chú chó nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng đãng, khô ráo

Ngoài ra, có thể cho thêm 1 gam xintomixin hoặc talazon vào buổi sáng và buổi chiều. Cách 3 tiếng cho chó ăn khoảng 10 đến 15 g tinh bột khoai tây bằng cách hòa lẫn với ½ cốc nước đun sôi để nguội. Để chú chó nghỉ ngơi ở những yên tĩnh, thoáng đãng, khô ráo. Nếu cho bị đi tháo dạ thì cần dùng chăn ấm để quấn quanh bụng. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng và nặng hơn thì chủ hộ nên đưa thú cưng đến các bệnh viện thu ý để được thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.  

Chó bị kiết lỵ do bệnh Care và Pravovirus

2 căn bệnh Care ở chó và bệnh Parvovirus ở chó rất nguy hiểm, khiến chú chó chết một cách nhanh chóng với tỉ lệ tử vong lên đến 90%. Biểu hiện tiêu biểu của bệnh là chó bị đi ngoài ra máu tươi, ủ rũ, uống nước liên tục, cả ngày mệt mỏi và chán ăn. 

 Cho chó tiêm vắc xin phòng bệnh Care và Parvo 

 Cho chó tiêm vắc xin phòng bệnh Care và Parvo 

Chó bị kiết lỵ do Care và Pravovirus rất khó cứu sống nên tốt nhất các chủ hộ nên có phương án phòng bệnh thật tốt. Không nên cho chó ăn những loại thức ăn đã bị ôi thiu, thức ăn đóng hộp để lâu ngày, quá hạn sử dụng. Bên cạnh đấy, tuyệt đối không cho thú cưng ăn gạo, ngô, đậu...đã bị mốc, không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều mỡ. 

Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa hiệu quả nữa là cho chó tiêm vắc xin phòng bệnh Care và Parvo cho chó bắt đầu được 45 ngày tuổi. Sau 1 tháng lại tiêm lại 1 lần để mang lại hiệu quả phòng chống bệnh tốt nhất.

>>> Xem thêm bài viết:  Chó bị sốt và cách hạ sốt mà người nuôi thú cưng cần biết

Septosal 10ml - cặp kháng sinh hỗ trợ điều trị chó bị kiết lỵ hiệu quả 

Khi chó có những biểu hiện của bệnh kiết lỵ, chủ hộ có thể sử dụng ngay cặp kháng sinh cho chó mèo Septosal của BETAVET. Với thành phần chính là Butaphosphane và Vitamin B12, sản phẩm có công dụng nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, tăng lực mạnh, hạ sốt hiệu quả. Đồng thời, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm cấp tính, cùng với đó là các bệnh khác như: 

Septosal 10ml - cặp kháng sinh hỗ trợ điều trị chó bị kiết lỵ hiệu quả 

Septosal 10ml - cặp kháng sinh hỗ trợ điều trị chó bị kiết lỵ hiệu quả 

  • Đặc trị kiết lỵ, viêm ruột tiêu chảy ra máu tươi, viêm phổi, ho khan, ho kéo dài, nôn mửa, viêm tử cung, viêm da, viêm tai, mũi khô, mắt có ghèn, bệnh kế phát care, sốt bỏ ăn không rõ nguyên nhân.
  • Bổ sung sức đề kháng, nâng cao chức năng của hệ miễn dịch, hồi sức nhanh chóng khi mang thai, nuôi con bú.
  • Tăng cường chuyển hóa, phát triển hệ xương thêm chắc khỏe, phòng ngừa bại liệt, chống còi xương ở vật nuôi.
  • Hỗ trợ điều trị đối với nhiều bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, kích thích tăng trưởng và sinh sản ở vật nuôi tốt hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh chó bị kiết lỵBETAVET muốn chia sẻ đến các chủ hộ để biết cách phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế các rủi ro không mong muốn. Để được tư vấn cụ thể và có phương pháp nuôi thú cưng phù hợp, mời quý khách hàng liên hệ ngay với BETAVET - công ty chuyên sản xuất, phân phối thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam. 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN