Viêm đường ruột ở chó là bệnh khá phổ biến ở các chú thú cưng, đặc biệt là những giống chó nhỏ khi hệ miễn dịch đang còn rất yếu. Chó bị viêm đường ruột ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe vật nuôi, thậm chí là tử vọng nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy chó bị bệnh đường ruột phải làm sao, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến chó bị mắc bệnh đường ruột
Trước khi muốn biết chó bị bệnh đường ruột phải làm sao, mời các bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh này trước nhé. Điều này sẽ giúp các chủ nuôi có thể tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thú cưng. Nguyên nhân thường gặp khiến chó bị viêm đường ruột có thể do:
Nguyên nhân thường gặp khiến chó bị viêm đường ruột có thể do nhiều tác nhân
- Do virus: một số loại virus như Care, Parvorirus, virus gây viêm gan truyền nhiễm...
- Do vi trùng: khuẩn E.coli, Samonella, Leptospira.
- Do ký sinh trùng sinh sống bên trong đường ruột của vật nuôi.
- Do chó ăn phải đồ ăn hỏng, thiu nên không tiêu hóa được, gây nên các chất độc nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và đường ruột.
Triệu chứng tiêu biểu khi chó bị viêm đường ruột
Nếu bạn thấy chú cún cưng nhà mình xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì có thể chúng đã bị viêm đường ruột:
Chó bị viêm đường ruột xuất hiện hiện tượng tiêu chảy và nôn mửa
>>> Để bạn tham khảo: Những thông tin mà người nuôi cần biết về bệnh ký sinh trùng đường máu ở chó
- Chó xuất hiện hiện tượng tiêu chảy và nôn mửa.
- Phân có màu bất thường, có thể có máu, chất nhầy, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
- Chó bị sốt cao do nhiễm trùng, bụng có thể bị căng lên, xuất hiện đau bụng, chó hay nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng chướng nhẹ, sôi bụng.
Chó bị bệnh đường ruột phải làm sao?
Chó bị bệnh đường ruột phải làm sao? Tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn bệnh phát triển sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau. Trong trường hợp mất nước nhẹ, không kèm theo nôn mửa, chủ nuôi có thể cấp nước bằng đường uống. Cho vật nuôi uống dung dịch điện giải Electrolyte với liều lượng 1-2ml/kg thể trọng.
Chó bị mất nước nhẹ, không kèm theo nôn mửa, có thể cấp nước bằng đường uống
Khi chó xuất hiện triệu chứng nặng, chó đi ngoài kèm theo nôn mửa cần phải cấp nước bằng đường tiêm truyền ở dưới da, xoang bụng hoặc truyền tĩnh mạch. Một số loại dịch truyền có thể sử dụng như: Dung dịch sinh lý đẳng trương (sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), Lactate ringer), Dung dịch ưu trương (Glucose 10%, 30%). Ngoài ra, nên bổ sung thêm các dung dịch đạm, khoáng, vitamin…
Ngoài ra, khi chó bị đường ruột, chủ hộ có thể cho dùng cặp kháng sinh SEPTOSAL. Thành phần chính có trong sản phẩm bao gồm: Butaphosphane và Vitamin B12. Đây là một trong những loại thuốc thú ý mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chức năng của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, hạ sốt, phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đồng thời, có thể kết hợp điều trị các bệnh truyền nhiễm cấp tính và một số công dụng khác như:
Cặp kháng sinh hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm cấp tính
- Viêm ruột tiêu chảy ra máu tươi, kiết lỵ, nôn mửa, chó bị viêm phổi, ho khan, viêm tử cung, mắt có ghèn, viêm da, mũi khô, viêm tai, sốt bỏ ăn, bệnh kế phát care...
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, tăng cường chuyển hóa, phát triển hệ xương thêm chắc khỏe, phòng chống bại liệt, còi xương ở vật nuôi.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, kích thích tăng trưởng và sinh sản ở vật nuôi tốt hơn.
Phòng chống bệnh viêm đường ruột ở chó
Để không phải lo lắng chó bị bệnh đường ruột phải làm sao, các chủ hộ nên có biện pháp phòng và ngăn ngừa bệnh ngay từ khi thú cưng còn nhỏ. Dưới đây là một số lời khuyên trong việc chăn nuôi chó mà các chủ hộ nên lưu ý:
Nên có biện pháp phòng và ngăn ngừa bệnh ngay từ khi thú cưng còn nhỏ
>>> Tham khảo thêm về điều trị bệnh cho chó tại: https://betavet.com.vn/cho-bi-kiet-ly
- Cho chó ăn thức ăn đã được nấu chín, tránh cho ăn thịt hoặc trứng đang còn sống, không cho vật nuôi ăn thức ăn đã bị ôi thiu, để lâu ngày.
- Cho vật nuôi uống nước sạch, không bị nhiễm khuẩn là ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
- Chú ý tẩy giun sán định kỳ để các loại ký sinh trùng trong đường ruột được đào thải ra ngoài, hạn chế để chúng sinh sống, phát triển gây bệnh cho chó.
- Tiêm phòng vacxin 5 bệnh cho chó định kỳ theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ thú y.
- Khi chó bị bệnh cần tách riêng ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
Với những thông tin cung cấp trên hy vọng bạn đã biết chó bị bệnh đường ruột phải làm sao. Nếu thấy chú cún cưng xuất hiện các biểu hiện bệnh, tốt nhất hãy liên hệ ngay với BETAVET - đơn vị cung cấp thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam sẽ hỗ trợ, tư vấn và mang đến cho bạn những đơn thuốc hiệu quả và tốt nhất.