Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm bạn cần biết

CAS Media 14/04/2022

Tôm đang là loại thủy sản được rất nhiều người nuôi. Tuy nhiên, dù là nuôi con vật gì đi nữa cũng không thể tránh khỏi bệnh tật. Loài tôm cũng vậy, luôn gặp phải rất nhiều loại bệnh đặc biệt phải kể đến bệnh phân trắng. Đây là loại bệnh đặc trưng xuất hiện ở hầu hết loài thủy sản này. Đây là bệnh nguy hiểm, gây nguy cơ tử vong cao, vậy bệnh phân trắng trên tôm là gì? Hãy cùng Betavet gửi đến bạn những thông tin hữu ích dưới đây.

 Bệnh phân trắng ở trên tôm 

Bệnh phân trắng ở trên tôm 

Bệnh phân trắng trên tôm là gì? 

Vào giai đoạn 1 tháng tuổi trở đi tôm bệnh phân trắng trên tôm cũng dễ mắc phải hơn, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 50-90 ngày tuổi. Với những mô hình nuôi tôm công nghiệp, mật độ tôm dày đặc mà ít thay nước ao sẽ dẫn đến tình trạng bệnh phân trắng, tốc độ lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng nề đến chất lượng cũng như năng suất của tôm.

 Bệnh phân trắng xuất hiện ở trên tôm

Bệnh phân trắng xuất hiện ở trên tôm

Bệnh phân trắng trên tôm xảy ra ở mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào một số yếu tố tác động như: Số lượng tôm trong ao nuôi, kinh nghiệm của người nuôi, môi trường sống, tỷ lệ tôm nhiễm bệnh ít hay nhiều... mặc dù loại bệnh này không gây chết hàng loạt nhưng nếu không kịp phát hiện để xử lý khiến tôm không thể phát triển, còi cọc, chết dần ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ nuôi.

Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm

Theo nhiều kết quả của các chuyên gia trong ngành thì bệnh phân trắng trên tôm có nhiều nguyên nhân gây ra: do thức ăn, do tảo độc, bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus...

  • Do thức ăn: Nguồn thức ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm, nếu thức ăn bị nấm mốc, nhiễm độc tố...tôm khi hấp thụ phải sẽ bị bệnh phân trắng.

  • Do tảo độc:  Khi ăn phải tảo độc, lượng enzyme tiết ra làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột của tôm, làm ruột không thể hấp thụ lượng thức ăn được nữa khiến tôm dễ bị bệnh.

  •  Loại ký sinh trùng Gregarine thường bám trên thành ruột khiến tôm bị các bệnh liên quan đến đường ruột.

  • Do vi khuẩn:  Vibrio là loại vi khuẩn gây bệnh phân trắng. Vì thế, môi trường nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho những loài tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể tôm.

 Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm

Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm

Các triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm

Khi quan sát bên ngoài thì thấy tôm vẫn bình thường nhưng khi để ý thật kỹ những hoạt động của loài này và môi trường dưới nước sẽ phát hiện được triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm.

  • Phân tôm nổi lên trên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối ao nuôi, tôm sẽ ăn yếu đi hoặc bỏ ăn. Quan sát đường ruột tôm thấy không có thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.

  • Áp dụng phương pháp kiểm tra mô học của những con tôm bị bệnh phân trắng sẽ thấy tế bào gan bị tổn thương hoặc bị chết từng điểm bong ra.

  • Phân tôm thải ra sẽ có màu trắng, tôm có thể ốp thân, vỏ ngoài mềm nhũn.

 Các triệu chứng nhận biết bệnh phân trắng trên tôm

Các triệu chứng nhận biết bệnh phân trắng trên tôm

Loại bệnh phân trắng trên tôm cần phát hiện và xử lý kịp thời để những hoạt động của tôm trở lại bình thường, nếu kéo dài dẫn đến việc giảm khả năng bắt mồi, tôm sẽ yếu dần đi và bắt đầu chết rải rác trong ao nuôi từ vài con đến vài trăm con một ngày.

Cách phòng và điều trị bệnh mà bà con nên biết 

Điều trị

Cần tiến hành xử lý môi trường cũng như dùng các loại thuốc đặc trị bệnh phân trắng trên tôm để điều trị thật hiệu quả.

Bước 1: Xử lý môi trường

  • Cần thay đổi ngay loại thức ăn cho tôm nếu như sản phẩm bị nấm mốc để không bị ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm.

  • Vệ sinh môi  trường sống để luôn cũng như xử lý nguồn thải của tôm để bảo đảm luôn sạch sẽ.

  • Dùng các loại thuốc sát khuẩn theo định kỳ để đảm bảo môi trường nuôi không bị xâm nhập bởi các vi khuẩn, virus...

 

Bước 2: Sử dụng thuốc đặc trị bệnh phân trắng

  • Giảm lượng thức ăn xuống ⅓ so với bình thường, ngày ăn 3-4 lần liên tục trong vòng 3 ngày. Sau khi đường ruột tôm được cải thiện, tiến hành trộn thêm men tiêu hóa cho tôm ăn với liều lượng 3-5g/kg thức ăn để phục hồi hệ đường ruột.

  • Cần bổ sung FLORDOXY INJ để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa do các loại vi khuẩn nhạy cảm với florfenicol và doxycycline gây ra.

 Cách điều trị và phòng bệnh phân trắng trên tôm

Cách điều trị và phòng bệnh phân trắng trên tôm

Phòng bệnh

Áp dụng  kĩ thuật sinh học phân tử PCR để kiểm tra mầm bệnh trên tôm trước khi thả giống.

  •  Khử trùng và vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hệ thống nuôi tôm để tiêu diệt và phòng ngừa các mầm bệnh xâm nhập.

  •   Kết hợp các loại sản phẩm kích thích hệ miễn dịch trộn với thức ăn cho tôm.

  • Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cần sử dụng các chế phẩm sinh học để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

  • Cần chọn giống phù hợp, đảm bảo an toàn, loại trừ những cá thể đang mang mầm bệnh trong hệ thống nuôi và vệ sinh môi trường nước trước khi thả tôm vào nuôi.

  • Nâng cao chất lượng và số lượng cá thế thông qua quá trình cung cấp dinh dưỡng bằng thức ăn, thực phẩm đi kèm và tăng cường đề kháng bằng một số loại sản phẩm thuốc điều trị bệnh ở thủy sản hiệu quả

Trên đây là bài viết của Betavet để giải đáp thắc mắc của mọi người về câu hỏi bệnh phân trắng trên tôm là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết loại bệnh này. Ngoài ra cũng truyền tải thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích để nâng cao hiểu biết về loại bệnh này và cách phòng chữa bệnh như thế nào. Chúc bạn nắm rõ kiến thức để nuôi thú cưng của mình được tốt nhất nhé.

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN