Lở mồm long móng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan và lây lan nhanh dẫn đến thiệt hại về kinh tế, môi trường, xã hội nghiêm trọng. Để hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng hình thành cũng như biện pháp phòng chống, chữa trị bệnh ở động vật có hiệu quả hãy cùng Betavet tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Nguyên nhân vật mắc bệnh lở mồm long móng
Lở mồm long móng là một bệnh có tính truyền nhiễm, dễ lây lan và được gây ra bởi 1 trong 7 loại virus sau: Type A, Type O, Type C, Asia1, SAT 1, 2, 3 với hơn 60 phân loại. Tại Việt Nam, tính đến nay đã phát hiện bệnh gây ra bởi 3 loại là Type A, Type O và Type Asia1.
Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng lây lan qua đường tiếp xúc giữa những động vật khỏe với những động vật, sản phẩm từ động vật, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ hay phương tiện vận chuyển có mang nguồn lây bệnh. Bệnh lây lan nhanh từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo con đường vận chuyển động vật hay sản phẩm động vật ở dạng tươi sống. Bệnh thường gặp ở các vật nuôi có móng guốc như: bệnh lở mồm long móng ở lợn, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò,...
Theo OIE ( tổ chức Thú y thế giới), đây là một loại bệnh dịch xếp hàng đầu tại bảng A (bảng A gồm những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật cũng như sản phẩm động vật)
Các triệu chứng hình thành bệnh lở mồm long móng
Thời gian ủ bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò là từ 2 đến 5 ngày, ở lợn là 5 đến 7 ngày và nhiều nhất đối với các loại gia súc khác là trong vòng 21 ngày. Khi các loại động vật này phát bệnh thì thường có triệu chứng sốt cao hơn 40 độ trong vòng 2 - 3 ngày đầu. Cụ thể, thường mệt mỏi, da nóng, mũi khô, dựng lông, kém ăn, miệng chảy dãi, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
Triệu chứng hình thành bệnh ở vật nuôi
Hoặc sẽ bị viêm mụn nước ở lợi, vành mũi, kẽ móng, vành móng. Khi các hạt mụn nước vỡ ra sẽ dẫn đến lở, loét mồm, móng chân. Chuyển biến nặng của bệnh là long móng, đặc biệt là ở lợn. Khi này việc di chuyển của vật sẽ khó khăn, run rẩy và khập khễnh. Ngoài ra, khi bò mắc bệnh thường nâng chân lên xuống nhiều lần, còn ở lợn thì hay ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước.
Sau khi phát bệnh từ 10 ngày đến 2 tuần, con vật có thể khỏi về mặt triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong vật khoảng 1 tháng với lợn, 4 tháng với dê 9 tháng với cừu, 2-3 năm với trâu, bò và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
>>> Có liên quan: Bệnh hô hấp phức hợp trên heo - tìm hiểu ngay để có phương án đề phòng và điều trị hiệu quả
Làm thế nào để phòng bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng có thể giảm được thiệt hại đáng kể nhờ các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch và tiêm phòng vacxin đối với động vật, sản phẩm động vật. Cụ thể:
-
Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng để nâng cao hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại cũng như cách phòng, chống bệnh.
Thực hiện tiêm vacxin cho vật nuôi định kỳ
-
Thực hiện tiêm phòng vắcxin, nhất là vùng khống chế, vùng đệm, các ổ dịch xảy ra trong vòng 2 năm trở lại đây. Thực hiện việc tiêm phòng 2 lần trong một năm, lần đầu cách lần hai 6 tháng. Lần đầu nên tiêm vào khoảng tháng 3 - 4 trong năm, lần hai nên tiêm vào khoảng tháng 9 - 10 trong năm.
-
Vận động người dân chăn nuôi cam kết thực hiện chủ trương “5 không”: không dấu dịch; không mua - không bán - không thả rông - không vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bị bệnh và không vứt xác động vật bừa bãi ra môi trường.
-
Không cho chăn thả tập trung các loại động vật khỏe và mắc bệnh; thường xuyên vệ sinh chuồng, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, các phương tiện vận chuyển,... thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực có gia súc bị bệnh, chết. Có thể dùng thuốc sát khuẩn B-KACID 1 lít để sát khuẩn chuồng trại, phun định kỳ 1 - 2 lần/ tuần.
Thuốc sát khuẩn B-KACID
-
Giống nuôi trước khi đưa vào chăn thả phải có nguồn gốc, được tiêm phòng bệnh, khỏe mạnh và phải được nuôi cách ly 21 ngày trước khi nhập đàn. Thức ăn hay nước uống dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
-
Thực hiện việc kiểm dịch động vật nghiêm ngặt không bị lây lan theo khoảng cách địa lý.
-
Khi phát hiện ổ dịch phải công bố dịch theo quy định và thực hiện biện pháp hành chính, kỹ thuật đồng bộ, triệt để tránh sự lây lan.
>>> Thông tin thêm: Bệnh sốt đỏ ở lợn - căn bệnh khiến người chăn nuôi lo sợ
Phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi mắc bệnh lở mồm long móng
Virus gây bệnh lở mồm long móng dễ bị tiêu diệt bởi ánh nắng mặt trời cũng như ở môi trường nhiệt độ cao, các chất có toan độ cao như ở quả khế chua hoặc các chất kiềm mạnh như xút. Virus có thể sống nhiều ngày trong các chất thải hữu cơ tại trang trại hay các chất có độ kiềm nhẹ, trong thịt ướp đông thì có thể sống trong nhiều tháng liền.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Khi động vật bị nhiễm bệnh, nếu không điều trị kịp thời, vật non thường chết ở tỉ lệ lên đến 50%, giảm dần ở vật trưởng thành từ 2 - 5% và tỉ lệ mắc bệnh trong đàn là 100%. Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ chữa được các triệu chứng. Chính vì vậy, khi phát hiện triệu chứng phải nhanh chóng chữa trị nhằm làm lành vết thương, tránh để lại sẹo và gây các biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.
-
Chữa miệng: Dùng các chất sát trùng nhẹ như khế chua, chanh, tưới nước, trà sát ở lưỡi, mặt trong má, hàm trên lợi hoặc bỏ bã vào miệng cho vật nhai. Dùng vải mỏng để thấm nước xoa vào vết thương 3 lần/ngày và xoa liên tục trong 4 - 5 ngày. Hoặc dùng một trong các chất như thuốc tím, xanh methylen, phèn chua hay thuốc mỡ để bôi vào vết thương.
-
Chữa móng bằng cách rửa sạch chân vật bằng nước muối, thuốc tím, phèn chua hoặc dấm. Sau đó, bôi các chất sát trùng hút mủ, nhanh lên da non ở vùng móng bị bệnh. Để đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng ở kẽ móng hãy dùng Cresin pha loãng hoặc dùng thuốc lào đắp lên vết thương.
Bổ sung các sản phẩm tăng đề kháng cho vật nuôi
-
Chữa vú bằng cách rửa mụn loét với nước ấm, nước xà phòng sau đó bôi dầu các và các thuốc sát trùng vào vết thương.
-
Chăm sóc cho vật nuôi, đảm bảo giữ trang trại sạch sẽ, khô thoáng, lót chuồng dày cho gia súc nằm, cho ăn cỏ tươi. Bổ sung GLUKC giúp tiêu viêm, tăng cường đề kháng khi bị vật bị bệnh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh lở mồm long móng ở động vật. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về cách phòng tránh cũng như điều trị cho vật nuôi khi bị bệnh. Cùng với đó hãy tuân theo hướng dẫn của cán bộ thú y để có những biện pháp hiệu quả nhất để nhanh chóng dập tắt mầm bệnh khi mới phát hiện.