Bệnh hen ở gà là gì? hướng dẫn cách chữa hen cho gà hiệu quả nhất

CAS Media 30/10/2021

Trong quá trình chăn nuôi, bà con không tránh khỏi vấn đề ốm bệnh ở đàn gia cầm, một trong số đó phổ biến nhất là CRD. Bệnh lây lan nhanh và có thể gây nguy hiểm cho vật nuôi cũng như thiệt hại về kinh tế cho chủ kê. Vậy cách chữa hen cho gà như thế nào để đạt hiệu cao nhất? Cùng tìm lời giải đáp qua nội dung chia sẻ sau đây nhé!

Hướng dẫn cách chữa hen cho gà hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách chữa hen cho gà hiệu quả nhất

1. Bệnh hen ở gà là gì?

Hen gà là những bệnh liên quan đến đường hô hấp nói chung, do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Khi vi khuẩn xâm chiếm vào cơ thể vật nuôi sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, khò khè, viêm mũi, phế quản, khí quản và các túi khí là giảm sức đề kháng của gia cầm.

2. Nguyên nhân và thời điểm thường xuất hiện bệnh hen gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính không còn quá xa lạ với người chăn nuôi, nhất là vào thời điểm giao mùa hay trong điều kiện nồm ẩm nhiều. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và nắm rõ cách chữa hen cho gà đang là vấn đề vô cùng cấp bách nhằm giảm thiểu nguy hiểm cho đàn gia cầm.

Bệnh hen ở gà thường bùng phát mạnh vào lúc giao mùa

Bệnh hen ở gà thường bùng phát mạnh vào lúc giao mùa

>>> Xem thêm:  Cần làm gì khi Bệnh cầu trùng gà xuất hiện? Bỏ túi kinh nghiệm chăm sóc từ các chuyên gia

- Nguyên nhân xuất hiện hen gà

Bệnh hen gà khởi phát bởi nhóm vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum cùng với Synoviae, E.Coli, Virus IB … làm cho bệnh phát triển nặng hơn nhất là các loại gia cầm mẫn cảm. Ngoài ra, những yếu tố về môi trường bên ngoài như chuồng nuôi, thời tiết, chế độ dinh dưỡng đều là nguyên nhân gây bệnh.

- Thời điểm nào thường hay xuất hiện bệnh hen gà

Bệnh hen ở gà thường bùng phát mạnh vào lúc giao mùa, hay điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa ẩm nhiều. Nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời CRD lây lan rất nhanh và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Do đó, bà con cần nắm rõ nguyên nhân cụ thể cũng như cách chữa hen cho gà để giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm cho đàn vật nuôi.

Hen gà thường bùng phát mạnh vào giao mùa

Hen gà thường bùng phát mạnh vào giao mùa

- Con đường lây truyền của bệnh hen gà

Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum có thể truyền từ gà mẹ đang bị bệnh sang đàn gà con. Đây chính là phương thức lây chính đối với loại bệnh này. Ngoài ra, vấn đề tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe, qua bụi, hơi nước trong không khí hay từ thức ăn, nước uống… cũng là nguyên nhân phát tán mầm bệnh.

3. Bệnh hen gà có triệu chứng gì không?

Thông thường, gà bị hen có thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 ngày đến 3 tuần, với các biểu hiện rối loạn hô hấp như: chảy nước mắt, nước mũi, khò khè… Vật nuôi khi nhiễm bệnh rất dễ mẫn cảm với các loại bệnh khác, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

Gà bị hen thường có các triệu chứng về hô hấp

Gà bị hen thường có các triệu chứng về hô hấp

Khi mắc bệnh, đàn gia cầm thường có hiện tượng ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, các khớp sưng to, viêm khớp, có dịch, luôn phát ra những tiếng khò khè ở khí quản nhất là thời gian về đêm và gần sáng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, làm giảm khả năng tăng trưởng ở vật nuôi, nhất là đối với gà giống và gà đẻ.

>>> Tham khảo thêm kinh nghiệm chăm sóc gà:  https://betavet.com.vn/huong-dan-chon-mua-thuc-an-cho-ga

4. Nên điều trị bệnh hen gà bằng cách nào? 

Khi phát hiện bệnh, trước tiên, bà con cần tìm ra nguyên nhân cụ thể, tình trạng đàn gia cầm và nắm rõ cách chữa hen cho gà chuẩn y khoa. Trong đó, công tác phòng bệnh nên được ưu tiên hàng đầu trong chăn nuôi.

Chủ kê nên thường xuyên dọn dẹp, tẩy uế trang trại

Chủ kê nên thường xuyên dọn dẹp, tẩy uế trang trại

- Các biện pháp phòng bệnh

Trong công tác phòng chống, người chăn nuôi cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi bột hay phun thuốc sát trùng để triệt tiêu mầm bệnh. Định kỳ, chủ kê nên thường xuyên dọn dẹp, tẩy uế cả môi trường xung quanh trang trại.

Cách tốt nhất trong phòng bệnh là nên mua gà con ở những cơ sở chăn nuôi tốt, không bị nhiễm CRD, mật độ nuôi vừa phải, đảm bảo đúng quy cách. Bên cạnh việc triệt tiêu các nguồn lây nhiễm trung gian như: chuột, muỗi, ruồi… thì bà con cũng cần tham khảo sử dụng các chế phẩm sinh học để làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như tạo cơ sở trong cách chữa hen cho gà sau này.

- Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh

Khi đàn gia cầm đã mắc bệnh, cách chữa hen cho gà hiệu quả nhất mà bà con nên nhanh chóng áp dụng đó chính là sử dụng ngay các loại thuốc kháng sinh ức chế vi khuẩn gây nên CRD. Có thể kể đến như: Tetracyclin, Tiamulin, Macrolid hay Fluoroquinolone. Đồng thời, kết hợp thêm chất điện giải, vitamin trong quá trình chăn nuôi để tăng sức đề kháng, giảm thiệt hại cho chủ kê.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp, người chăn nuôi sẽ có thêm các kiến thức hữu ích trong công tác phòng bệnh và cách chữa hen cho gà. Nếu có bất kỳ thắc mắc về các loại thuốc đặc trị hen gà, bà con có thể nhanh chóng liên hệ tới Betavet để nhận được sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũ chăm sóc khách hàng của công ty.

>>> Bài viết liên quan:  Bệnh ký sinh trùng máu ở gà và phương pháp điều trị hiệu quả

Công ty CP Betavet Việt Nam

  • Địa chỉ: B1.4, LK 15, Lô 3, KĐT Thanh Hà, Kiến Hưng, Q. Hà Đông, TP Hà Nội
  • Hotline: 0976821819
  • Email: betavet.vn@gmail.com
  • Website: https://betavet.com.vn
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN