Sự thay đổi đột ngột về thời tiết khiến sức đề kháng của đàn lợn bị yếu đi tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus truyền nhiễm phát triển gây ra các bệnh trên heo. Bài viết này của BETAVET nhằm cung cấp thêm một số kiến thức về nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống bệnh của heo, hạn chế những thiệt hại không đáng có do bệnh tật gây ra, đảm bảo cho vật nuôi phát triển khỏe mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Các bệnh trên heo thường gặp phải
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên heo
Các bệnh trên heo thường gây ra những ảnh hưởng hưởng trọng tới sức khỏe, sự phát triển của vật nuôi cũng như thiệt hại về mặt kinh tế. Trong thực tế, để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh, ngoài việc có nền tảng kiến thức cơ bản trong chăn nuôi thì người dân cần phải hết sức chú ý đến không gian sống của vật nuôi.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên heo
Quan sát môi trường sống của heo hằng ngày xem nguồn nước, nguồn thức ăn có sạch và đủ dinh dưỡng chưa? chất lượng không khí bên trong chuồng có ổn định không? Chú ý ngoài những triệu chứng như: nổi mẩn, viêm da, heo còn triệu chứng nào khác không?
Ngoài ra khi chăn nuôi cần chú trọng đến vấn đề thiết kế chuồng trại tránh trường hợp độ ẩm quá cao khiến heo bị lạnh và các mầm bệnh dễ sinh sôi. Nếu trong vùng đang sinh sống xuất hiện các bệnh trên heo thì người dân cũng nên chú ý đến vật nuôi nhà mình vì khả năng lây lan rất cao.
Một số bệnh trên heo thường gặp và cách điều trị
Các bệnh ở heo thường xuất hiện do một số nguyên nhân từ bên ngoài như: môi trường, độ ẩm, nhiệt độ hoặc thức ăn, nguồn nước, sống trong vùng đang có dịch... Nếu không quan sát và thực hiện vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến một số loại bệnh rất đang lo ngại.
Dịch tả heo
Hiện nay, loại bệnh này khá phổ biến ở lợn, virus này có thể lây sang các con khác thông qua đường tiêu hóa, hô hấp, vùng da bị trầy xước hoặc có thể truyền từ mẹ sang con khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn gây xuất huyết điểm, xuất hiện các nốt đỏ trên da heo. Đối với heo nái, khi bị virus này xâm nhập có thể dẫn đến trường hợp bị sảy thai, lưu thai, nhiễm trùng máu hoặc khả năng miễn dịch kém.
Bệnh dịch tả xuất hiện trên heo
Dịch tả heo xảy ra quanh năm với tất cả các giống lợn, mọi lứa tuổi lợn cũng dễ dàng mắc phải. Loại virus này lây lan rất nhanh, gây tỷ lệ chết cao, bệnh thường bị bội nhiễm, tụ huyết trùng. Hiện tại, loại bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm và chưa có vacxin phòng bệnh.
Có thể phát hiện loại bệnh này qua các triệu chứng như: Nếu thời gian ủ bệnh là 4 - 8 ngày, bệnh sẽ xuất các thể chính: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính
-
Đối với thể quá cấp tính
Lợn đang ăn uống khỏe mạnh, hoạt động bình thường tự nhiên bỏ ăn, nằm li bì, ủ rũ, thân nhiệt lên đến 40 - 42oC. Nếu vật nuôi không điều trị kịp thời, chỉ trong vòng 1 - 2 ngày bệnh sẽ chuyển biến xấu đi và gây tử vong.
-
Đối với thể cấp tính
Lợn có tình trạng bỏ ăn, nằm chồng lên nhau hoặc tìm những nơi tối để nằm, sốt 41 - 42oC trong vòng 4-5 ngày. Quan sát dưới cùng da dưới bẹn, ở tai, nách... xuất hiện các chấm đỏ li ti hoặc từng mảng lớn chứa mủ và máu.
Trong quá trình bị bệnh, lợn sẽ bị tiêu chảy, nặng hơn là ra cả máu tươi, phân lỏng, mùi tanh thối đặc trưng. Ngoài ra, còn có trường hợp, vật nuôi bị co giật hoặc bại liệt, đi loạng choạng, thở khó, chỉ ngồi và ngáp nhiều.
-
Đối với thể mãn tính
Lợn sẽ gầy đi một cách nhanh chóng kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy và uống nhiều nước. Quan sát trên da lưng, hông sườn có vết đỏ, loét ra từng mảng. Tình trạng bệnh này kéo dài khoảng vài tuần, lợn sẽ tử vong do kiệt sức.
Nhiễm trùng huyết
Vệ sinh chuồng trại không đúng tiêu chuẩn là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng huyết. Độ ẩm nơi ở cao, dinh dưỡng kém, mật độ số con cao, khiến suy giảm khả năng miễn dịch... Những yếu tố này góp phần vào sự phát triển của mầm bệnh. Có một số mức độ mà vật nuôi thường gặp khi mắc phải các bệnh này.
-
Sharp
Khi nhiệt độ cơ thể lợn đạt đến ngưỡng 41-42oC, chán ăn, khó thở, nằm lì bì, lười vận động, có thể ho ra máu. Vật nuôi sẽ có cảm giác đau đớn khi ấn vào ngực chúng. Quan sát hai bên tai có màu xanh tím và màng nhầy, khi đã bị cấp thì bệnh sẽ khiến vật nuôi tử vong.
-
Siêu sắc nét
Tương tự như nhiễm trùng máu dạng cấp tính thì siêu nhiễm trùng cấp tính cũng sẽ khiến lợn bị sưng rát cổ họng, kèm theo hội chứng suy tim, đùi và tai của vật nuôi chuyển sang màu xanh nhạt. Sau 1 - 2 ngày lợn sẽ tử vong.
-
Kinh niên
Trong một số trường hợp, một số cải thiện xảy ra và bệnh có dạng mãn tính.Trong trường hợp này, các triệu chứng của bệnh vẫn còn ho, sưng khớp, lợn bắt đầu giảm cân, suy yếu nhanh chóng. nhiệt độ cơ thể trong trường hợp này tăn là bình thường. Trong trường hợp này, cái chết của một con lợn bị nhiễm bệnh xảy ra trong vòng 1-2 tháng.
Lợn mắc bệnh này cần được bổ sung lượng nước lớn, bổ sung thêm FENDOX PLUS có công dụng trị bệnh lý do vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm nhạy cảm với Florfenion và Doxycicllin như thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy...
Bệnh nhiễm trùng huyết ở lợn
Bệnh lở mồm long móng
Các bệnh lở mồm long móng do Aphthovirus gây ra, virus này có khả năng lây lan một cách nhanh chóng, bệnh có thể bùng phát trong toàn đàn. Hơn nữa, virus này có sức đề kháng cao nên rất khó cho việc kiểm soát.
Khi lợn bị nhiễm bệnh thường có những biểu hiện chủ yếu là mọc mụn nước ở quanh miệng, lưỡi, giữa các ngón chân...khi mụn vỡ ra khiến vậy nuôi đi lại, ăn uống khá khó khăn. Ngoài ra còn có các tình trạng: sốt li bì, giảm trọng lượng, ăn uống kém, còi cọc...
Đối với loại bệnh này thì tỷ lệ tử vong cao sẽ xảy ra ở các con non, còn lợn trưởng thành sẽ thấp hơn nhưng hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Lợn nái đang mang thai khi nhiễm bệnh có thể đối mặt với nguy ngơ bị sảy thai hoặc lưu thai.
Bệnh lở mồm long móng ở lợn
Điều trị bệnh lở mồm long móng là các khâu xử lý vết thương ở móng lợn và miệng. Người chăn nuôi cần dùng những nguyên liệu như chanh hoặc khế chua để sát trùng cho vật nuôi, sau đó dùng vải mỏng thấm các chất này và chà xát quanh miệng heo, việc băng bó bằng thuốc lào hoặc băng phiến giúp cách ly ruồi muỗi và vi khuẩn khác. Ngoài ra, cần bỏ thêm thêm một số loại thuốc để nâng cao sức đề kháng như: TOP-B.COMPLEX-C hoặc TOP-BACILL đều là những loại sản phẩm cải thiện sức đề kháng, chống còi xương và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Nên làm gì để phòng tránh các bệnh trên heo
Ngoài những nguyên nhân gây các bệnh trên heo và những bước điều trị đã được cung cấp thì BETAVET sẽ mang đến cho người dân các biện pháp phòng tránh thật hiệu quả và dễ áp dụng.
-
Phổ biến, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về các triệu chứng, hậu quả, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa các bệnh trên heo.
-
Cần lưu ý đến các vấn đề về nguồn nước và lượng thức ăn được cung cấp cho vật nuôi mỗi ngày.
-
Tuân thủ và thực hiện đúng các quy định phòng chống các loại bệnh trên lợn theo Pháp lệnh Thú y.
-
Tiêm phòng vắc xin khi lợn được 1 - 2 tuần tuổi trở lên và tiêm lại lần 2 sau 28 ngày. Nên theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm 1 lần để đảm bảo an toàn về sức khỏe và sự phát triển của vật nuôi.
-
Thường xuyên chú ý quan sát đàn lợn, khi xuất hiện đang dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý và tiến hành cách ly.
-
Các bệnh trên heo hiện nay hầu như chưa có thuốc đặc hiệu, nên người chăn nuôi chủ yếu cho lợn ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin bằng các loại thuốc có liên quan, luôn giữ chuồng trại được khô ráo và sạch sẽ, thoáng mát.
Phía trên là toàn bộ kiến thức về các bệnh trên heo và cách để bạn điều trị cũng như phòng tránh. BETAVET hy vọng qua thông tin này, người nuôi sẽ tìm ra cho mình được phác đồ phù hợp nhất để cứu chữa cho vật nuôi của mình. Đừng quên tìm đến BETAVET nếu đang gặp phải tình trạng trên nhé.