Hướng dẫn bà con cách điều trị bệnh viêm phổi ở dê hiệu quả

CAS Media 14/02/2022

Chăn nuôi dê hiện là một trong những nghề mang lại cho bà con nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, rất nhiều người chăn nuôi vẫn cảm thấy lo lắng vì chưa có nhiều kiến thức trong việc chăm sóc, phòng bệnh và chữa trị khi vật nuôi bị bệnh. Hôm nay, BETAVET xin chia sẻ đến quý bà con những thông hữu tin hữu ích về căn bệnh viêm phổi ở dê - một trong những căn bệnh thường gặp và gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi. 

Nguyên nhân khiến dê bị bệnh viêm phổi 

Bệnh do vi khuẩn viêm phổi và các tạp khuẩn đã có sẵn trong đường hô hấp của dê, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể do Pasteurella Multocida hoặc Pasteurella Haemotica. Tỷ lệ mắc bệnh đến đến 100%, tỷ lệ tử vong từ 50 đến 100% nếu không phát hiện sớm và có phương án điều trị hiệu quả. 

Nguyên nhân khiến dê bị bệnh viêm phổi

Nguyên nhân khiến dê bị bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở dê có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện ở thời kỳ giao mùa, khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, dê bị đinh nước mưa , chuồng trại chăn nuôi chật chội, ẩm ướt, mất vệ sinh...Đồng thời, sức đề kháng của vật nuôi yếu, không đủ sức chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. 
Viêm phổi ở dê lây lan qua đường hô hấp, vi khuẩn từ dê bị bệnh thải ra ngoài môi trường theo dịch chảy ra từ miệng, mũi và phát tán vào không khí. Dê khỏe mạnh sẽ hít thở hoặc ăn uống thức ăn có chứa mầm bệnh và phát bệnh. 

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở dê 

Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 4 ngày, khi mới bắt đầu mắc bệnh, dê sẽ có những biểu hiện như: sốt cao từ 41 đến 45,5 độ C trong thời gian từ 2 đến 3 ngày, nước mũi, nước mắt chảy dịch liên tục. Dê bị bệnh sẽ uể oải, ủ rũ, chỉ nằm một chỗ, bỏ ăn. 

Dê bị bệnh sẽ uể oải, ủ rũ, chỉ nằm một chỗ, bỏ ăn

Dê bị bệnh sẽ uể oải, ủ rũ, chỉ nằm một chỗ, bỏ ăn

Nếu chú ý quan sát, bà con sẽ thấy niêm mạc mắt có màu đỏ sẫm, ngày càng thở khó, ho nhiều. Ban đầu là ho khan, sau dần chuyển ho khạc ra dịch mũi, đây là giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng. Nếu bệnh trở nặng và dê có những biểu hiện cấp tính thì tỷ lệ tử vọng rất nhanh, chỉ sau 4 đến 6 ngày phát bệnh. Nếu cơm cấp tính qua đi thì bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính khiến dê ngày càng gầy gò, ốm yếu, khả năng phục hồi kém và chết sau khoảng 30 đến 45 ngày vì xung hô hấp.

>>> Bài viết tham khảo:  Khoáng premix là gì? Công dụng và cách dùng khi chăm nuôi gia súc, gia cầm

Bệnh tích ở dê bị viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở dê thường gây nên những bệnh tích đặc trưng dưới đây:

Bệnh tích ở dê bị viêm phổi 

Bệnh tích ở dê bị viêm phổi 

  • Niêm mạc mũi, tiểu phế quản, phế quản bị tụ huyết, xuất huyết, xuất hiện nhiều dịch và bọt khí.
  • Trong trường hợp có nhiễm ghép tụ cầu khuẩn, các tiểu phế nang và tiểu thùy phổi sẽ xuất hiện thêm dịch mủ. 
  • Ở giai đoạn mãn tính: dê bị viêm phổi sẽ xuất hiện màng giả ở niêm mạc phế quản. Đồng thời, một số tiểu thùy phổi bị viêm, xơ hóa màu nâu đỏ như màu thịt. 

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở dê an toàn, hiệu quả 

Khi phát hiện dê có những biểu hiện của bệnh viêm phổi, bà con có thể cho vật nuôi sử dụng các loại thuốc dưới đây: 

Thuốc kháng sinh đặc trị bệnh viêm phổi Contysone

Contysone là dòng thuốc thú y dành cho gia súc, có công dụng chính là đề phòng và điều trị các bệnh mà vật nuôi thường mắc phải, bao gồm: viêm phổi cấp tính, viêm phổi dính sườn, viêm khớp, tiêu chảy, hồng lỵ, suyễn heo...Thành phần chính của thuốc trị bệnh viêm phổi ở dê gồm có: Tylosine Tarrate: 10% và Colistin Sulfat 18.000.000UI. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại, liều lượng an toàn với vật nuôi, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. 

Thuốc kháng sinh đặc trị bệnh viêm phổi Contysone

Thuốc kháng sinh đặc trị bệnh viêm phổi Contysone

Thuốc hạ sốt ORESOL-C

Ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị bệnh, bà con có thể dùng thêm ORESOL-C để cung cấp chất điện giải chống nóng, chống stress, chống mệt mỏi cho vật nuôi. Đồng thời, giúp ổn định thể trạng, phục hồi sức khỏe khi thú bị sốt cao, tiêu chảy. Ngoài ra, ORESOL-C còn kích thích thèm ăn, bù nước, tăng sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật. 

Thuốc hạ sốt ORESOL-C

Thuốc hạ sốt ORESOL-C

>>> Có thể tham khảo:  Cách phòng chống và điều trị bệnh lở mồm long móng ở động vật

Thuốc sát khuẩn chuồng trại B-KACID

Khi dê bị bệnh, bà con cần nhanh chóng cách ly những con bị bệnh ra khỏi khu vực chăn nuôi và tiến hành phun sát khuẩn để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng. Bà con có thể dùng thuốc sát khuẩn B-Kacid để sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc và những mầm bệnh gây bệnh cho vật nuôi. 

Thuốc sát khuẩn chuồng trại B-KACID

Thành phần chính của B-KACID gồm có:  Benzalkonium chloride, Glutazaldehyde và dung môi vừa đủ. Thuốc có khả năng sát khuẩn, khử trùng phổ rộng, tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn, virus cũng như mycoplasma gây bệnh trên vật nuôi.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN