Bệnh thương hàn gà có nguy hiểm không? cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất

CAS Media 19/04/2022

Trong thời gian hoạt động, Betavet nhận được rất nhiều phản ánh, câu hỏi từ bà con, chủ trang trại chăn nuôi về bệnh thương hàn gà. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhưng lại ảnh hưởng lớn tới chất lượng và năng suất. Vậy thương hàn ở gà có nguy hiểm không? Có thể điều trị, phòng tránh bằng những cách nào? Hãy cùng Betavet tìm hiểu nguyên nhân và phương án xử lý qua bài viết dưới đây.

Gà mắc bệnh thương hàn ở lứa tuổi nào? Có nguy hiểm không?

Tình trạng gà mắc bệnh thương hàn có thể xuất hiện ở cả gà con và gà trường thành. Tuy nhiên, cứ từ 3 tuần tuổi trở đi nguy cơ bị thương hàn sẽ cao hơn. Nhìn chung, bệnh thương hàn lây lan nhanh theo hình thức từ mẹ sang con hoặc chính từ những con gà cùng lứa với nhau. Mức độ ảnh hưởng lớn, gây nguy hiểm nên người chăn nuôi phải phòng tránh và xử lý kịp thời để tránh làm giảm chất lượng cũng như năng suất, thu nhập.

Bệnh thương hàn gà có nguy hiểm không?

Bệnh thương hàn gà có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn gà thường gây ra bởi nhiều biến chủng Salmonella, phổ biến gồm có 3 loại đó là Salmonella gallinarum, Salmonella typhimurium và Salmonella pullorum. Chỉ cần tiếp xúc với thức ăn, chất thải, nước uống hoặc dụng cụ chăn nuôi cũng sẽ bị bệnh thương hàn. Điều này có nghĩa là, trong quá trình ấp gà, nếu trứng tiếp xúc vi khuẩn thì khi nở khả năng chứa mầm bệnh là rất cao. Thậm chí, chủ trang trại không xử lý sạch sẽ phân gà đã tử vong, những con khác cũng bị mắc bệnh thương hàn. 

Triệu chứng

Qua cách quan sát, theo dõi hằng ngày, bà con có thể nhận biết bệnh thương hàn gà bằng một số triệu chứng thường gặp. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến ở gà con và gà trưởng thành.

Triệu chứng ở gà con

Như phân tích ở trên, mầm bệnh thương hàn gà có thể xuất hiện từ lúc ấp trứng. Sau khi nhiễm khuẩn, gà con sẽ bị tiêu chảy ra phân trắng. Đối với những trường hợp này, tỉ lệ tỷ vong rất cao có thể lên tới 90%. Trong khoảng 7 đến 10 ngày, gà con sẽ có biểu hiện gật gù, ủ rũ và kém ăn. Xung quanh vùng lông ở hậu môn, phân bết dính cứ diễn ra liên tục và gây tử vong.

Bệnh bạch lỵ ở gà con 

>>> Có liên quan: Nhận biết bệnh bạch lỵ ở gà  - hướng điều trị và phòng bệnh như thế nào?       

Triệu chứng ở gà trưởng thành

Mắc bệnh thương hàn gà thường thấy có hiện tượng đi ngoài, ỉa chảy. Phân có màu trắng và chứa nhiều dịch nhầy. Lúc nào cũng xù lông và trong tình trạng ủ rũ. So với thường ngày, ga trường thành sẽ kém ăn, chướng bụng và giảm số lượng đẻ trứng. Trong trường hợp phân dính ở hậu môn khiến gà không đi ngoài được dần dần yếu và tử vong.

Bệnh thương hàn ở gà có lây không?

Trên thực tế, bệnh thương hàn gà xuất hiện do biến chủng Salmonella và lây lan theo 2 hình thức bao gồm:

  • Lây truyền từ mẹ sang con: vi khuẩn xâm nhập từ buồng trứng vào phôi, lỗ huyệt rồi lây lan qua vỏ trứng và gà con trong quá trình ấp.

  • Lây truyền giữa các con gà trong đàn: Khi xuất hiện gà bị bệnh thương hàn, chúng sẽ trở thành vật dẫn, trực tiếp lây lan cho những con khác trong đàn. Tức là chủ thể nhiễm chủng Salmonella có thể là gà con hoặc gà trưởng thành. Chỉ cần tiếp xúc với thức ăn, chất thải, nước uống hoặc dụng cụ chăn nuôi cũng bị bệnh thương hàn.

Điều trị thương hàn ở gà

Trường hợp theo dõi, quan sát và phát hiện có triệu chứng mắc bệnh thương hàn gà, bà con nên cách ly những con yếu ra một khu vực riêng. Đồng thời thực hiện điều trị bằng cách khử trùng chuồng trại và bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho đàn gà. Trong lúc này, gà thường giảm khả năng ăn uống nên hãy cho thêm men tiêu hóa vào thức ăn, giúp chúng dễ dàng đi ngoài và giảm tình trạng chướng bụng.

Cách điều trị khi phát hiện gà bị mắc bệnh thương hàn

Cách điều trị khi phát hiện gà bị mắc bệnh thương hàn

>>> Có liên quan: Bổ sung vitamin C cho gà - giải pháp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh hiệu quả

Làm thế nào để phòng tránh gà bị thương hàn?

Để phòng tránh gà bị bệnh thương hàn, bà con cần tuân thủ những công tác sau đây:

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là phân và dụng cụ ăn uống để hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan cho gà

  • Tăng sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý cho từng giống gà trong mỗi giai đoạn phát triển

  • Chủ động tiêm vaccine, dùng thuốc kháng sinh giúp phòng tránh bệnh thương hàn gà

  • Đảm bảo gà sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ nước uống mỗi ngày, nhất là thời điểm nắng nóng hoặc trời mưa ướt liên tục. Bà con có thể lựa chọn thuốc sát khuẩn B-KACID. Với các thành phần bao gồm Benzalkonium chloride, Glutaraldehyde, sản phẩm có công dụng sát khuẩn và khử trùng phổ rộng và có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus cũng như mycoplasma nguyên nhân gây bệnh trên vật nuôi.

THUỐC SÁT KHUẨN B-KACID để sát khuẩn chuồng trại của gà

Trên đây, Betavet đã chia sẻ những nguyên nhân, triệu chứng mắc bệnh thương hàn gà. Nếu cần tư vấn sử dụng thuốc, vaccine hoặc cách phòng tránh, điều trị bệnh cho đàn gia cầm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline. Mọi câu hỏi vui lòng gửi về địa chỉ: betavet.vn@gmail.com để được giải đáp cụ thể. 

 

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN