Hiện nay, ở loài lợn xuất hiện rất nhiều loại bệnh gây nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt phải nhắc đến Bệnh tai xanh ở lợn, một loại bệnh phổ biến xuất hiện ở heo. Để hạn chế giảm nguy cơ nhiễm bệnh, Betavet gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích giúp cải thiện trong chăn nuôi và tăng thu nhập về kinh tế đến người chăn nuôi.
Bệnh tai xanh ở lợn là gì?
Bệnh tai xanh ở lợn hay còn có tên gọi khác là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ lây lan nhanh chóng và gây chết nhiều ở lợn. Nếu như bệnh này kết hợp với một số bệnh khác của lợn như: dịch tả Châu Phi, tụ huyết trùng...nguy cơ tử vong của đàn lợn tăng cao lên đến 100%.
Lợn bị bệnh tai xanh
Nguyên nhân gây ra bệnh tai xanh
Do chủng vi rút có nguyên cơ truyền nhiễm cấp tính gây ra. Sau đó người chăn nuôi để đàn lợn khỏe tiếp xúc với đàn lợn mắc bệnh, cho lợn đi thụ tinh nhân tạo... là nguyên nhân gây ra bệnh tai xanh lây nhanh chóng. Ngoài ra còn lây truyền nhanh chóng qua các dụng cụ chăn nuôi, qua thức ăn, nước uống chứa nguồn lây nhiễm
Triệu chứng bệnh tai xanh ở lợn như thế nào
Mỗi loại lợn sẽ có các triệu chứng khác nhau, biểu hiện của bệnh này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sức đề kháng, tuổi đời của lợn và chủng virus mắc phải. Ngoài ra quá trình chăm sóc của người chăn nuôi cũng là nguyên nhân làm cho các triệu chứng của từng con lợn khác nhau.
Lợn nái
Dấu hiệu nhận biết tai xanh ở lợn nái
>>> Bài viết khác: Bệnh hô hấp phức hợp trên heo - tìm hiểu ngay để có phương án đề phòng và điều trị hiệu quả
- Có dấu hiệu sốt cao, lên đến 42 độ C, thường làm sảy thai vào giai đoạn cuối, thai chết lưu hoặc bị chết yếu sau khi sinh.
- Khi đang trong quá trình nuôi con mà mắc bệnh này sẽ dẫn đến mất sữa, viêm vú, da biến màu... Màu sắc da của lợn bị đổi màu thay đổi từ hồng sang xanh, sang tím rồi cuối cùng chuyển sang màu đen. Khi da lợn chuyển sang màu đen thì lúc này bệnh đã nhiễm nặng và sẽ dẫn đến tử vong.
- Tỷ lệ heo mắc bệnh này chết khoảng 10%
Lợn con theo mẹ
Triệu chứng bệnh tai xanh ở lợn con
- Bệnh tai xanh ở lợn con có dấu hiệu bị tiêu chảy, da có nhiều vết phồng rộp.
- Lợn con xuất hiện những ghèn mắt màu nâu, ảnh hưởng cho việc nhìn thấy, lợn bú khó khăn.
- Bệnh này sẽ làm cho lợn gầy yếu, không có sức sống, gây viêm phổi cao dẫn đến tử vong. Loại heo này tình trạng tử vong cao hơn heo nái, tỷ lệ chết lên đến 50%.
Lợn thịt, lợn cai sữa
- Dấu hiệu nhận biết của lợn thịt, lợn cai sữa là sốt cao trên 40 độ C, tai lạnh, chân yếu, đi lại không vững.
- Một số con biếng ăn, dẫn đến chậm lớn. Ngoài ra màu da có sự thay đổi màu da từ màu hồng sang màu tím đến xanh nhạt.
- Tỷ lệ chết lên đến 15%, nếu bị nhiễm kèm theo các bệnh khác mà không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong lên đến 100%.
Lợn đực giống:
- Khi lợn bị nhiễm tai xanh sẽ có dấu hiệu sốt, sau đó khó thở và dẫn đến bỏ ăn.
- Lợn đực giống giảm hưng phấn và lượng tinh dịch ít đi.
Biện pháp phòng, chống bệnh tai xanh ở lợn
Bệnh tai xanh ở lợn là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây nguy cơ tử vong ở lợn cao và ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi. Để khắc phục được những hậu quả trên Betavet gửi đến bạn đọc một số biện pháp phòng, chống bệnh tai xanh đó là:
Những biệt pháp phòng bệnh:
Tiêm phòng vacxin: Betavet khuyên người chăn nuôi nên tiêm đầy đủ các loại vacxin cho lợn để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm gây ra như: bệnh tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi, tụ huyết trùng... Một số loại vacxin Betavet gửi đến người chăn nuôi tham khảo để phòng chống bệnh dịch đó là: Butavit 100, TC5 PLUS...
Vệ sinh chuồng trại: Cần xây dựng hố khử trùng trong khu vực chăn nuôi, trước cửa ra vào chuồng trại nên đặt một khay thuốc sát trùng và sử dụng vôi bột để vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Ngoài ra, cần phải dọn phân hàng ngày cho vào hố, có hệ thống rãnh thoát nước về hầm biogas, luôn giữ khô nền chuồng và phun hóa chất tiêu độc khử trùng định kỳ hàng tuần. Khi chủ chăn nuôi bán lợn xong cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng quanh khu vực chuồng trại và để trống chuồng nuôi khoảng 7 ngày rồi mới nuôi lứa lợn tiếp theo.
Vệ sinh phương tiện, dụng cụ chăn nuôi: Mỗi dãy chuồng trại phải có phương tiện, trước khi cho lợn sử dụng thức ăn, nước uống người chăn nuôi cần phải rửa sạch và sát trùng kỹ dụng cụ chăn nuôi. Các phương tiện vận chuyển khi ra vào khu vực chuồng trại cần rửa sạch và phun thuốc khử khuẩn.
Vệ sinh thức ăn, nước uống: Cho lợn ăn những loại thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, không sử dụng thức ăn bị mốc, hết hạn sử dụng và cần vệ sinh máng ăn thường xuyên, không để thức ăn thừa trong máng để cho ngày hôm sau ăn. Đảm bảo nguồn nước đủ cho lợn và đảm bảo nguồn nước sạch.
>>> Đáng quan tâm: Bệnh tụ trùng huyết lợn có nguy hiểm không? Quy trình chữa bệnh mà bạn cần biết
Chống dịch
Khi phát hiện lợn có biểu hiện bị dịch tai xanh bạn phải báo ngay đến cấp chính quyền, nhân viên thú y để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu lợn bị chết thì phải đi tiêu hủy ngay và vệ sinh ngay chuồng trại tránh lây lan dịch bệnh ra các đàn lợn khác. Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y và hướng dẫn của cơ quan có chuyên môn.
Tiêm vacxin bệnh tai xanh ở lợn
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Betavet về bệnh tai xanh ở lợn gửi đến người chăn nuôi để biết cách phòng chống bệnh dịch ở lợn một cách tốt nhất. Đây là một bệnh lây lan nhanh chóng, gây tử vong và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, nếu như đàn heo có bạn có vấn đề gì hãy liên hệ ngay với Betavet để được nhân viên thú y tư vấn và sử dụng đúng loại thuốc, mang lại sức khỏe tốt nhất đến đàn lợn.