Bệnh sốt đỏ ở lợn - căn bệnh khiến người chăn nuôi lo sợ 

CAS Media 17/12/2021

Bệnh sốt đỏ ở lợn hay còn gọi là bệnh lợn tai xanh - một trong những căn bệnh khiến người chăn nuôi cảm thấy lo sợ mỗi khi vật nuôi có những triệu chứng, biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh, điều trị phù hợp bà con vẫn có thể giảm tỷ lệ rủi ro, giúp vật nuôi khỏi bệnh và khỏe mạnh lại như bình thường. Cùng Betavet tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để có phương án chăn nuôi hiệu quả, an toàn nhất. 

Nguyên nhân khiến lợn mắc bệnh tai xanh 

Bệnh tai xanh ở lợn còn được gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc giống  Arterivirus gây nên. Loại virus này có thể xâm nhập vào cơ thể heo thông qua đường hô hấp, đường sinh dục, đường tiêu hóa, đường máu hoặc di truyền từ heo mẹ sang heo con, các dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm bệnh... Bệnh sốt đỏ ở lợn thường mang virus và lây bệnh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng, không lây bệnh cho những loại vật nuôi khác hoặc con người. 

Bệnh tai xanh ở lợn còn được gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp

Bệnh tai xanh ở lợn còn được gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp

Triệu chứng của bệnh sốt đỏ ở lợn 

Bệnh heo tai xanh thường phát ra đột ngột, nhanh chóng lây nhiễm cho đàn heo trong chuồng chỉ trong thời gian ngắn. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là heo bị rối loạn sinh sản, rối loạn đường hô hấp, da có những nốt mẩn đỏ, sốt cao, bắt đầu kém ăn hoặc bỏ ăn kéo dài. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể của heo ở từng giai đoạn khác nhau: 

Triệu chứng của bệnh sốt đỏ ở lợn 

Triệu chứng của bệnh sốt đỏ ở lợn

>>> Bài viết khác:  Dấu hiệu bệnh viêm da ở lợn và cách phòng tránh

  • Heo nái: Có những biểu hiện rõ rệt như sốt cao, viêm phổi nặng, heo bị đi ỉa chảy, hai tai chuyển từ màu đỏ thẫm, xanh đến tím đen. Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng như ho, khó thở, thở nhanh, thở gấp, chảy nước mũi. Nếu heo đang trong giai đoạn mang thai có thể bị sảy thai, lưu thai hoặc sinh con non với tỷ lệ chết cao. Heo đang trong giai đoạn nuôi con sẽ có biểu hiện mất sữa, uống ít nước, kém ăn, vú bị sưng viêm, da biến màu. 

  • Heo con: heo con bị tai xanh sẽ có biểu hiện lờ đờ, khó bú, viêm kết mạc mắt, trên da xuất hiện nhiều vết phồng rộp, khi vỡ rất dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, heo còn có triệu chứng bị viêm phổi, khó thở, tiêu chảy nặng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. 

Heo có những biểu hiện rõ rệt như sốt cao, viêm phổi nặng, heo bị đi ỉa chảy

Heo có những biểu hiện rõ rệt như sốt cao, viêm phổi nặng, heo bị đi ỉa chảy

  • Heo heo thịt: biểu hiện cụ thể của heo thịt bị bệnh sốt đỏ ở lớn là sốt cao trên 40 độ C, bắt đầu bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, khi thở rất khó khăn, thường xuyên thở dốc, thở gấp hoặc hụt hơi. Bên cạnh đó, những phần da ở gần tai, vùng bụng bắt đầu chuyển màu từ hồng nhạt sang hồng thẫm và tím nhạt.

  • Heo đực giống: triệu chứng ở heo đực giống bị tai xanh là sốt, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê. Đồng thời, giảm hưng phấn, lượng tinh dịch ít, không thể thực hiện giao phối với con cái. 

Bệnh heo tai xanh khiến hệ thống miễn dịch bị suy giảm, tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, heo rất dễ mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác như: suyễn heo, viêm màng phổi, tụ huyết trùng, phó thương hàn, bệnh viêm da...Điều này khiến hệ miễn dịch của heo ngày càng suy yếu và dẫn đến tỷ lệ chết cao. Do đó, bà con cần có phương án phòng và trị bệnh hiệu quả, hạn chế tối đa những rủi ro trong chăn nuôi. 

Cách phòng và trị bệnh heo tai xanh 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt đỏ ở lợn, do đó phương án hữu hiệu nhất là phòng bệnh và trị bệnh kế phát. Trước tiên, người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chăn nuôi về nhiệt độ, độ ẩm. Thường xuyên tiêu độc khử trùng bằng những hóa chất thông dụng để tiêu diệt mầm bệnh. 

Người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng

Người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng

Bên cạnh đấy, cần chú trọng nâng cao sức đề kháng cho heo, hỏi rõ nguồn gốc của vật nuôi khi mua, cách ly từ 2 đến 3 tuần sau đó mới cho nhập đàn. Đặc biệt, cần thực đúng nguyên tắc “cùng nhập - cùng xuất” để hạn chế lây chéo từ lứa này sang lứa khác. 

Trang trại chăn nuôi nên hạn chế tối đa người ra vào, các phương tiện vận chuyển thức ăn, dụng cụ chăn nuôi cần được sát trùng cẩn thận. Trước mỗi chuồng nuôi cần có hố nhúng chân sát trùng để ngăn chặn vi khuẩn, virus gây hại có cơ hội xâm nhập vào cơ thể vật nuôi. 

Ngoài các biện pháp trên thì bà con cũng không thể quên việc tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh tai xanh và các bệnh khác theo phác đồ của bác sĩ thú ý cho đàn heo của mình. Mặc dù chưa có kháng sinh đặc trị bệnh sốt đỏ ở lợn nhưng bà con có thể dùng kháng sinh hạn chế bội nhiễm các bệnh vi khuẩn để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Có thể trộn kháng sinh vào thức ăn cho heo để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn chặn các bệnh về đường hô hấp, giảm tổn thương phổi di virus PRRS.

>>> Tham khảo thêm cách chăm sóc đàn heo của bà con tại:  https://betavet.com.vn/huong-dan-cach-tiem-cho-lon-va-mot-luu-y

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh heo tai xanh 

Khi thấy heo có những triệu chứng của bệnh sốt đỏ, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây: 

  • Sát trùng chuồng trại chăn nuôi bằng B-Klacid: loại thuốc sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả. Đồng thời, tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus cũng như mycoplasma nguyên nhân gây bệnh trên vật nuôi như: dịch tai xanh (PRRS), lở mồm long móng (FMD), tụ huyết trùng, bệnh giả dại trên heo, tả heo Châu Phi, cúm heo, nhiệt thán,...

Sát trùng chuồng trại chăn nuôi bằng B-Klacid

Sát trùng chuồng trại chăn nuôi bằng B-Klacid

  • Thuốc kháng sinh Gentamox: là hỗn hợp kháng sinh tiêm với công dụng đặc trị các bệnh như: bệnh viêm phổi, viêm tử cung, tụ huyết trùng, hội chứng viêm vú, mất sữa (M.M.A), sốt bỏ ăn, viêm ruột gây tiêu chảy, hỗ trợ trị các bệnh kế phát heo tai xanh, sốt đỏ (P.R.R.S). 

Thuốc kháng sinh Gentamox

Thuốc kháng sinh Gentamox

  • Cốm nhân sâm TOP-B.COMPLEX-C: Nâng cao chức năng của hệ miễn dịch, tăng cường sức kháng, phục hồi sức khỏe cho vật nuôi khi bị bệnh. Ngoài ra, còn kích thích thèm ăn, giúp vật nuôi ăn nhiều hơn, phát triển nhanh, tăng trọng tốt để nâng cao năng suất chăn nuôi. 

  • Giải độc gan Liver Max: vật nuôi trong thời gian sử dụng kháng sinh lâu dài nên sử dụng thêm thuốc giải độc, tái tạo tế bào gan cũng như tăng cường chức năng gan thận. 

Bệnh sốt đỏ ở lợn rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, với tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao gây nên những thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế cho người chăn nuôi. Bà con cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả để hạn chế những rủi ro không đáng có. Liên hệ thêm với Betavet để được tư vấn và có giải pháp chăn nuôi an toàn, hiệu quả nhất. 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN