Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh và gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và xã hội. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biện pháp phòng cháy và chữa trị bệnh có hiệu quả, hãy cùng Betavet cùng tìm hiểu về một số thông tin ngay ở bài viết dưới đây.
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
Nguyên nhân gây bệnh và đường lây truyền
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò là căn bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, được tạo ra bởi một trong bảy type virus: Type A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3, với hơn 60 phân type. Bệnh lở mồm long móng ở bò lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khỏe và động vật, sản phẩm của động vật cũng như thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, phương tiện, dụng cụ có mang mầm bệnh.
Bệnh lở mồm long móng ở bò lây lan từ tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật hay sản phẩm động vật ở dạng tươi sống. Thông thường các động vật hay mắc bệnh có thể kể đến như trâu, bò, lợn, dê hoặc cừu.
Nguyên nhân gây ra bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
>>> Có liên quan: Cách phòng chống và điều trị bệnh lở mồm long móng ở động vật
Các triệu chứng khi trâu bò bị lở mồm long móng
Thời kỳ ủ bệnh lở mồm long móng ở bò thường từ 2-5 ngày đối với trâu bò và 5-7 ngày đối với lợn, nhiều nhất là trong khoảng thời gian 21 ngày. Trong quá trình phát bệnh gia súc thường có triệu chứng như: Trong khoảng 2-3 ngày đầu gia súc sốt cao lên khoảng 40 độ C, xuất hiện tình trạng mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng, đứng lên nằm xuống khó khăn.
Những dấu hiệu để phát hiện trâu bò bị lở mồm long móng
Khi mụn nước trên thân bị vỡ ra sẽ làm lở loét ở mồm, móng chân. Khi bệnh trở nặng sẽ làm long móng nhất là đối với lợn. Gia súc sẽ đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy. Đối với bò khi bị bệnh thường nâng chân lên và hạ chân xuống nhiều lần.
Sau khoảng thời gian phát bệnh từ 10-15 ngày thì con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3-4 tuần đối với lợn và khoảng 2-3 năm đối với trâu bò và tiếp tục thải mầm bệnh ra ngoài môi trường làm phát sinh và lây lan dịch.
Các triệu chứng lở mồm long móng thường gặp ở trâu bò
>>> Có liên quan: Nguyên nhân và cách điều trị bò bị bệnh bỏ ăn
Điều trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò như thế nào?
Có rất nhiều cách để điều trị tình trạng bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, hãy cùng tìm hiểu một số cách phổ biến được sử dụng ngay dưới đây.
-
Bổ sung Gluco K.C Thảo dược: Sản phẩm được sản xuất với các thành phần chính có thể kể đến như vitamin K, vitamin C với công dụng hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm và giúp tăng cường sức đề kháng ở trâu bò khi trong giai đoạn phát bệnh.
-
Bạn cần chăm sóc cho gia súc, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, lót chuồng dày cho gia súc, cho ăn cỏ tươi, bổ sung cháo cho gia súc khi bị bệnh.
-
Chữa móng bằng cách rửa sạch chân gia súc bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc tím, phèn chua, dấm ăn, sau đó bôi các chất sát trùng hút mủ, nhanh len da non lên vùng móng bị bệnh.
Phòng tránh bệnh lở mồm long móng ở trâu bò và các vật nuôi khác
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hay tiêm phòng vắc xin. Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp như tuyên truyền để mọi người có hiểu biết về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
Một trong những cách phòng tránh hiệu quả nhất chính là sử dụng thuốc BKACID dùng để sát khuẩn. Với thành phần chính là benzalkonium, Glutazaldehyde và lượng dung môi vừa đủ, sản phẩm sẽ mang lại những công dụng giống như thuốc sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả.
Thông qua bài viết trên, Betavet đã giới thiệu đến bạn về nguyên nhân, cách chữa trị cũng như phòng tránh căn bệnh lở mồm long móng ở trâu bò. Nếu bà con cần tư vấn về cách chăm sóc, điều trị các bệnh ở động vật hoặc mua các loại thuốc; hãy liên hệ ngay với Betavet để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng nhất.