Bệnh lepto ở chó có lây sang người hay không? nguyên nhân và cách điều trị kịp thời

CAS Media 13/04/2022

Tuy không lan mạnh và làm chết nhiều chó như Care hay Parvo nhưng Lepto vẫn là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chó. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh Lepto ở chó còn đe dọa đến cả tính mạng vật nuôi. Vậy thì làm thế nào để phát hiện ra căn bệnh này và chữa trị căn bệnh? Hãy cùng Betavet theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh Lepto ở chó là gì?

Leptospira hay Lepto là bệnh do vi khuẩn hình xoắn lò xo gây nên, còn gọi là “xoắn khuẩn” - loại vi khuẩn gây bệnh dịch ở chó, mèo và các động vật hoang dã như: cáo, chồn, chuột,... Bệnh xảy ra ở chó dưới 2 năm tuổi và động vật non mới sinh. 

Thông thường rất khó để nhận biết dấu hiệu căn bệnh này ở chó vì không có các triệu chứng đặc trưng, khả năng cao còn bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Thậm chí là trong một vài trường hợp, chó không hề có biểu hiện của bệnh. 

Thời gian ủ bệnh thường là 5 đến 14 ngày, có nhiều trường hợp ủ bệnh lên tới 30 ngày. Các triệu chứng nhận biết bệnh Lepto ở chó: 

  • Sốt, bỏ ăn, nôn ói, mệt mỏi ủ rũ.

  • Lâu ngày có phát hiện màu vàng ở niêm mạc mắt, vùng da bụng ít hoặc không có lông.

  • Bụng phình như có bầu.

  • Chó vẫn ăn uống bình thường nhưng rất gầy, tiêu chảy kéo dài, đái ít, nước tiểu xanh đặc, màu nâu sẫm.

  • Với chó cái, bệnh Lepto dẫn tới vô sinh hoặc thường xuyên sảy thai.

  • Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, chó sẽ chết với những rối loạn suy sụp toàn thân; suy hô hấp, tim mạch.

Màu vàng ở niêm mạc mắt - triệu chứng của bệnh Lepto ở chó

Màu vàng ở niêm mạc mắt - triệu chứng của bệnh Lepto ở chó

>>> Có liên quan: Viêm da ở chó liệu có nguy hiểm đến sức khỏe vật nuôi không?

Bệnh Lepto trên chó lây lan thế nào? Có lây sang người hay không?

Chó lây bệnh Lepto ở đâu? Lây lan thế nào?

Loại bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra phổ biến nhất vào mùa thu, chủ yếu là ở các môi trường cận nhiệt đới, nhiệt đới và ẩm ướt. Khí hậu tại Việt Nam cũng là một trong những môi trường dễ lây lan căn bệnh này.

Cơ chế lây lan của bệnh Lepto ở chó:

  • Sau khi chó bị lây mầm bệnh từ bên ngoài, vi khuẩn sẽ từ da và niêm mạc vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Sau đó Lepto cư trú vào các tạng như: gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận và tổn thương các tạng này. Thường từ ngày thứ 8 của bệnh, xoắn khuẩn thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Xoắn khuẩn Leptospira ở mô thận

Xoắn khuẩn Leptospira ở mô thận

Căn bệnh Lepto này có lây sang người hay không?

Không chỉ lây lan ở động vật, bệnh Lepto còn có thể lây sang người với các triệu chứng giống như bệnh cúm, tổn thương gan, thận, phổi, thậm chỉ còn gây viêm não, báng bụng, vàng da,... Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh từ vật nuôi nhất. Tất cả các chất dịch trong cơ thể vật nuôi đều có khả năng là chất truyền bệnh nên chúng ta phải cẩn thận khi tiếp xúc với vật nuôi của mình và của người khác.

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh Lepto

  • Chó thường mắc bệnh Lepto khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Nếu vật nuôi có các vết thương hở trên da thì lại càng gia tăng khả năng mắc bệnh của động vật.

  • Chó cũng có thể nhiễm bệnh khi đi qua hoặc bơi qua các ao, hồ, sông, suối, vũng nước,...; hay tiếp xúc với vùng đất hoặc có chứa vi khuẩn gây bệnh.

 Chó cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi bơi qua các ao, hồ, sông, suối,...

Chó cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi bơi qua các ao, hồ, sông, suối...

>>> Có liên quan: Chó bị sốt và cách hạ sốt mà người nuôi thú cưng cần biết

 Điều trị bệnh Lepto ở chó như thế nào?

Có nhiều cách để điều trị bệnh Lepto ở chó, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Truyền dịch nhằm cung cấp năng lượng, cung cấp nước và chất điện giải.

  • Dùng thuốc đặc trị bệnh Lepto có chứa các thành phần: Penicillin, Hanoxyline, Doxycyline,... Ở đây có thể kể đến là thuốc GENTADOX, với thành phần có chứa Doxycylin Hyclate 2.500mg với công dụng đặc trị hen khẹc, viêm phổi, hen suyễn, viêm ruột tiêu chảy, tụ huyết trùng. Đây cũng là các triệu chứng cần phải điều trị của bệnh Lepto cho chó.

 Thuốc GENTADOX - sản phẩm an toàn tuyệt đối với vật nuôi

Thuốc GENTADOX - sản phẩm an toàn tuyệt đối với vật nuôi

  • Dùng thuốc điều trị các triệu chứng như dung dịch tiêm COTYCONE với khả năng điều trị các triệu chứng: Viêm ruột tiêu chảy, hồng lỵ, Mycoplasma,...


 Dung dịch tiêm COTYSONE

Dung dịch tiêm COTYSONE

  • Sử dụng thuốc tăng sức đề kháng như: Vitamin C, Vitamin B tổng hợp,...

Chăm sóc chó tại nhà sau khi trị bệnh

Sau khi chữa khỏi Lepto, việc chăm sóc chú chó là một việc rất cần thiết để “bệnh nhân” ấy mau chóng hồi phục. Dưới đây là cách chăm sóc chó tại nhà sau khi trị bệnh:

  • Đảm bảo chó được nghỉ ngơi, hạn chế cho chó ở trong chuồng khi chó đang hồi phục sau khi nhiễm bệnh.

  • Sắp xếp cho chó thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, đi vệ sinh hợp lý.

  • Theo dõi sức khỏe của chó để đề phòng căn bệnh Lepto tái phát.

Trên đây là kiến thức về bệnh Lepto ở chó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh cũng như cách điều trị mà Betavet Việt Nam muốn gửi đến bà con. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về các căn bệnh cũng như sản phẩm điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN