Bệnh gumboro có có thể nghe nghe rất xa lạ đối với nhiều người. Đây là một trong những loại bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà. Mời các bạn cùng BETAVET đi tìm hiểu về bệnh cũng như cách nhận biết, phòng và điều trị loại bệnh lạ này ở đàn gà nhà mình nhé.
Tổng quan về bệnh gumboro trên gà
Khi cơ quan sản sinh miễn dịch ở gà hay còn gọi là túi Fabricius bị phá hủy khiến gà bị mất hoặc suy giảm miễn dịch với các loại vaccine phòng bệnh và rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.Bệnh gumboro chính là một trong những loại bệnh truyền nhiễm mà dễ mắc phải ở gà.
Gumboro là bệnh truyền nhiễm mà dễ mắc phải ở gà
Bệnh này do virus tên là Gumboro gây ra, thông thường xảy ra ở những con gà từ 1-12 tuần tuổi. Loại virus này làm cho cơ quan sản sinh miễn dịch là túi Fabricius của gà sưng to, xuất huyết hoặc teo lại. Virus gumboro chủ yếu thường tấn công vào túi Fabricius để làm suy giảm khả năng miễn dịch của gà. Vì vậy gà ở độ tuổi đang hình thành cơ quan sản sinh hệ miễn dịch có tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất và tỷ lệ tử vong từ 10-20%.
Virus gumboro thường tồn tại và xâm nhập vào gà qua phân, vật liệu lót chuồng, rơm rạ, thức ăn nước uống đi qua đường tiêu hóa. Hoặc những con gà khỏe mạnh mổ cắn nhau với những con gà bị bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm. Quá trình xâm nhập của virus đi vào vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa, rồi sau đó xâm nhập vào đường máy, túi Fabricius và các cơ quan nội tạng khác,... diễn ra trong 4-5h.
Loại virus này khi xâm nhập vào đường máu sẽ kết hợp với lượng bổ thể có trong máu tạo ra các cục máu đông, gây ra xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết cơ, xuất huyết và sưng phù ở túi Fabricius
Virus gumboro gây xuất huyết ở nhiều bộ phận của gà
Tỷ lệ tử vong ở gà nhiễm bệnh không cao, tuy nhiên suy giảm miễn dịch sẽ khiến gà chậm lớn và còi cọc, suy dinh dưỡng. Loại virus này tồn tại ở hai dạng gây bệnh trên gà: Dạng 1 là ở gà tây và dạng 2 là ở gà ta.
>>> Bài viết tham khảo: Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, bệnh tích và loại thuốc điều trị hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết gà mắc bệnh truyền nhiễm gumboro
Bệnh gumboro có biểu hiện nhìn chung khá giống với nhiều bệnh lý khác của gà. Người chăn nuôi nên chăm sóc, quan sát đàn gà cẩn thận để kịp thời phát hiện cũng như chữa trị triệt để bệnh.
Virus gumboro sẽ ủ bệnh từ 2-3 ngày trong cơ thể gà. bạn sẽ để ý thấy những con gà bị bệnh thường xuyên bay tán loạn trong chuồng, hay mổ nhau, lông xù, ủ rũ, tụ tập thành đám đông và có thể là sốt cao.
Bệnh sẽ gây cho gà bị tiêu chảy, phân nhớt và có màu trắng sữa hoặc xanh xám. gà bị sụt cân, đi đứng run rẩy. Trước khi chết gà thường bị liệt chân và kêu ré lên. Thông thường bệnh sẽ ghép với một số bệnh do virus gây ra khác như: Crd, bệnh cầu trùng,...
Người chăn nuôi nên lưu ý để phân biệt bệnh truyền nhiễm gumboro ở gà với một số bệnh cũng có triệu chứng tương tự. Ví dụ như bệnh viêm gan thể vùi, niucatxon,...
Lưu ý để phân biệt với một số bệnh cũng có triệu chứng tương tự
Bệnh viêm gan thể vùi hay còn gọi là hội chứng thiếu máu xuất huyết. Gà cũng bị giảm cân, ủ rủ. Tuy nhiên bệnh này khác với bệnh truyền nhiễm gumboro ở gà mắc bệnh hay ngồi xổm và lông dựng ngược. Bệnh tích của gà thể hiện ở: gan vàng và sưng, có nốt xuất huyết hoặc xuất huyết thành đám, dễ vỡ.
Bệnh niucatxơn: gà mắc bệnh này triệu chứng cũng tương tự với gà mắc bệnh gumboro, hay ủ rũ, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy phân xanh trắng. Gà mắc bệnh niucatxơn thường có thêm biểu hiện như: nghẹo cổ, liệt chân, cánh, hay phát ra tiếng kêu tooc tooc. bệnh tích của nó thể hiện: đỉnh ống tuyến bị xuất huyết, ruột non bị xuất huyết và viêm loét. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi gà.
Bệnh tích của bệnh truyền nhiễm Gumboro
Đối với những con gà vừa nhiễm bệnh, túi Fabricius sưng to và có dịch nhầy bao bao quanh. Gà bị nhiễm bệnh 2-3 ngày, túi đó sẽ sưng đỏ, xuất huyết bên trong kèm theo sưng thận
Phía trước mề gà,xuất huyết dạng vết như quệt máu, ruột sưng và bên trong có nhiều chất nhầy. Phần cơ đùi và cơ ngực gà cũng bị xuất huyết hoặc thâm đen lại.Gà sau khi chết xác nhanh khô và ngực thâm đen.
Phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm gumboro cho gà
Bệnh Gumboro ở gà hiện nay vẫn không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp giảm tỷ lệ chết của gà bị bệnh như tiêm vacxin gumboro cho gà, mũi 1 và 2 cách nhau 3 ngày.
Người nuôi có thể sử dụng công thức sau để bổ sung nước cho gà liên tục: 10 lít nước, 500g đường glucozơ, 100g điện giải ORESOL-C, 50g acetamin, B. Complex 10g, 10g vitamin C và 10g vitamin K
ORESOL-C cung cấp điện giải, chống stress
Loại bệnh này tuyệt đối không chữa trị bằng thuốc kháng sinh, điều này càng làm tăng tỷ lệ chết ở gà bệnh. Nếu như có thêm các bệnh khác ghép cùng, bạn có thể sử dụng kèm thuốc chữa trị bệnh đó. Trong 3 ngày đầu chỉ sử dụng nửa liều lượng và tăng dần trong những ngày tiếp theo đến khi hết.
Ví dụ như bệnh CRD có thể sử dụng thêm thuốc BUTAVIT 100. Hay bệnh tụ trùng huyết có thể sử dụng kèm thuốc TYLODOX PLUS
Ngoài ra người chăn nuôi cũng nên nắm được những cách phòng bệnh cho gà sau đây:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi. Bạn có thể sử dụng nước sôi hoặc dung dịch phun sát khuẩn B-KACID
Thuốc sát khuẩn B-KACID tại BETAVET
Yếu tố quan trọng nhất đó là lựa chọn những con giống khỏe mạnh. Đối với con gà bị bệnh nên cách ly với những con gà khỏe mạnh để tránh lây lan. Xác và phân của những con gà bệnh cần được xử lý bằng phương pháp ủ hoặc chôn đẻ không cho virus có cơ hội phát triển
Tiêm chủng ngừa cho đàn gà bằng vaccine phòng bệnh gumboro khi đàn gà ở 7-qo ngày tuổi và lần hai vào lúc 21-25 ngày tuổi. Gà con 1 ngày tuổi cho uống hoặc nhỏ vacxin vào mắt mũi.
Nên tìm mua vacxin gumboro cho gà ở đâu uy tín
Nhà thuốc thú y BETAVET là đơn vị chuyên cung cấp các loại vaccine phòng bệnh cho vật nuôi. Các sản phẩm tại đây được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có thương hiệu nổi tiếng như; Hà Lan, Anh, Mỹ,... dây chuyền sản xuất với các trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ mang tới cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, am hiểu nhiều kiến thức chăn nuôi, sẵn sàng hỗ trợ mọi yêu cầu của khách hàng. BETAVET rất hân hạnh được làm bạn đồng hành cùng các hộ, chủ chăn nuôi trên con đường tăng năng suất vật nuôi.
Bệnh Gumboro ở gà không gây lo ngại. Tuy nhiên người chăn nuôi cần có những biện pháp phòng và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ lây lan trên diện rộng, khiến chất lượng gà bị giảm sút. Hy vọng những chia sẻ của BETAVET có ích đối với bạn đọc.