Bệnh ghẻ ở heo là một căn bệnh mà có lẽ hầu hết người chăn nuôi nào cũng đã từng gặp phải. Đối với nhiều người, bệnh ghẻ ở heo chỉ là một căn bệnh không đáng để ý tới. Tuy nhiên, đã là bệnh thì dù nhẹ hay nghiêm trọng cũng cần phải điều trị. Vậy, cần phải làm gì để điều trị triệt để tình trạng heo bị ghẻ? Hãy cùng Betavet Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bệnh ghẻ ở heo - Tác nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm
Tác nhân gây nên bệnh ghẻ ở heo
Bệnh ghẻ trên heo do một loài ngoại sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei gây nên, người Việt chúng ta đặt cho nó một cái tên rất “thân thương’’ là ghẻ heo. Loài ghẻ này lưu trú và phát triển trên da, nhờ có bộ gặm nhấm mà chúng có thể gặm thủng bề mặt da heo rồi thâm nhập vào sâu bên trong lớp da. Vẻ bề ngoài của nó có hình bầu dục, hơi dẹt, giống như bất kỳ con bọ ve thông thường nào khác nhưng lại cực kỳ nhỏ, cực kỳ khó nhìn thấy bằng thường.
Cơ chế ký sinh của ghẻ lên người heo:
-
Ghẻ ngoài môi trường
-
Bám vào da
-
Ghẻ bắt đầu đào lỗ trên da heo, hút dịch viêm và ăn các tế bào non
-
Xuất hiện nốt đỏ trên da lợn. Phần da đó bắt đầu dày lên, bong ra rồi chảy máu
-
Heo bị viêm da, viêm lỗ chân lông
-
Vết ghẻ lan rộng thành mảng
-
Heo ngứa ngáy, cọ thành tường gây ra rụng lông
-
Heo khó chịu, kén ăn.
Nghiêm trọng hơn là khi da heo có những nốt đỏ thì sẽ bị các vi khuẩn có hại khác thâm nhập khiến cho các mụn đó bị nhiễm trùng, có mủ, nguy cơ cao hơn là sẽ khiến heo bị sốt. Những nốt mủ đó dần dần lan rộng ra thành mảng trên khắp cơ thể heo, khi heo tiếp xúc ở trong đàn sẽ khiến các con khác bị lây, bệnh ghẻ sẽ lan ra trên diện rộng.
Bệnh ghẻ ở heo
>>> Có liên quan: Bệnh tụ trùng huyết lợn có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ ở heo
So với dịch tai xanh, lở mồm long móng hay dịch tả lợn Châu Phi thì mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ heo không có gì đáng nói. Nhưng nếu cứ để căn bệnh này diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng của đàn heo. Heo khi bị ghẻ ký sinh sẽ cảm thấy khó chịu, kén ăn, dần dần trở nên gầy gò, giảm sức đề kháng dẫn tới dễ nhiễm một số loại bệnh khác.
Ngoài ra, Bề ngoài của heo bị bệnh ghẻ không thể nào sánh bằng các con heo bình thường khác, khiến cho người chăn nuôi khó khăn trong việc xuất chuồng những con heo đó. Từ đó, làm giảm thu nhập kinh tế của bà con.
Các dấu hiệu nhận biết heo đã bị bệnh ghẻ
Lúc đầu, heo bị bệnh không hề biểu hiện bất kỳ triệu chứng bệnh nào, heo trông vẫn rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo thời gian, căn bệnh dần dần lộ rõ ra bên ngoài. Đầu tiên, vết mẩn đỏ xuất hiện trên bề mặt da. Rất nhiều bà con chăn nuôi không mấy để ý tới vết này vì tưởng đó chỉ là nốt côn trùng cắn. Dần dần thì các nốt đỏ sẽ lan ra khắp cơ thể heo, thông thường các vết ghẻ sẽ xuất hiện ở sau tai và gần mắt. Nếu không phát hiện và điều trị thì các nốt ghẻ ấy sẽ khiến cho heo ngứa dữ dội.
Nốt đỏ lan ra khắp cơ thể heo
Tuy nhiên, có rất nhiều căn bệnh cũng xuất hiện các nốt đỏ đó như viêm da, nấm, bệnh truyền nhiễm,... Cách để xác định chắc chắn là heo có bị ghẻ hay không, ta có thể dựa vào hai lý do sau:
-
Thứ nhất, những con heo bị ghẻ sẽ không bao giờ ở yên một chỗ. Chúng luôn tỏ ra rất ngứa ngáy và khó chịu, hay có hành động cọ vào tường cho đỡ ngứa.
-
Thứ hai, hếu không chữa trị cho những con heo đó, khoảng vài ngày sau cả đàn heo đều sẽ có dấu hiệu như những con heo kia, ngứa ngáy khó chịu, da nổi mẩn đỏ,...
-
Khi bệnh đã biến chứng nặng nề hơn thì da của heo sẽ có dấu hiệu bị viêm, tai có mủ hay viêm bộ phận sinh dục,...
Heo đã bị mắc bệnh ghẻ
>>> Có liên quan: Hướng dẫn cách tiêm cho lợn và một số vấn đề cần lưu ý
Làm cách nào để điều trị được bệnh ghẻ ở heo?
So với các căn bệnh ở heo khó chữa khác thì bệnh ghẻ ở heo rất dễ chữa. Bà con có thể chữa trị cho heo bằng cách sau:
-
Đầu tiên, khi phát hiện ra bệnh ghẻ, bà con phải cách ly toàn bộ con heo đã bị mắc bệnh ra một nơi khác, cách xa những con heo bình thường.
-
Đối với các con heo bị bệnh thì bà con phải tắm rửa sạch sẽ, khô ráo.
-
Sử dụng thuốc tiêm có chứa thành phần Ivermectin tiêm cho mỗi con 1 mũi duy nhất. Liều dùng tùy thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất.
Cách phòng tránh bệnh ghẻ cho heo hiệu quả
-
Luôn luôn nuôi cách ly heo khỏe với những con heo bị bệnh, heo còi.
-
Tiêm phòng định kỳ cho heo.
-
Thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa,... để tăng cường sức khỏe cho heo.
-
Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại. Phun sát trùng theo định kỳ từ trong ra ngoài trại. Bà con có thế tham khảo sản phẩm thuốc sát khuẩn B-KACID của Betavet. Đây là một loại thuốc sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả. Đồng thời, thuốc cũng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh cho động vật. Với các thành phần như: Benzalkonium chloride, Glutaraldehyde, Dung môi vừa đủ, sản phẩm an toàn tuyệt đối với người và gia súc, gia cầm.
Thuốc sát trùng B- KACID
Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về bệnh ghẻ ở heo cùng với cách chữa trị phòng ngừa chúng. Nếu bà con có bất cứ nhu cầu hay thắc mắc gì về thông tin cũng như các sản phẩm của chúng tôi, xin hãy liên hệ Betavet Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.