Thời tiết đang bước vào mùa hanh khô, là điều kiện thuận lợi cho virus gây ra bệnh đậu gà lây lan nhanh. Bà con nông dân cần chú ý để phát hiện và điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ phần trăm tử vong ở đàn gà khi mắc bệnh.
Bệnh đậu gà là gì?
Bệnh đậu gà (FB: Fowl Pox) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Thông thường xuất hiện ở các loại gia cầm từ 25-50 ngày tuổi với những bệnh tích như mọc các cục mụn chảy mủ làm loét các niêm mạc, miệng, mắt, các vùng da không có lông.
Bệnh đậu gà là gì ?
Gà mắc bệnh này sẽ bỏ ăn và cũng là nguyên nhân gây gây các bệnh nhiễm trùng khác như mù mắt, viêm phổi,.... Tình hình xấu nhất có thể dẫn đến tử vong ở gà.
Nguyên nhân của bệnh đậu gà?
Bệnh đậu gà là một dạng do một loại virus thuộc nhóm Pox, một loại virus thích nghi trên gà gây ra. Loại virus này có một thuộc tính là tồn tại khá lâu trong mọi môi trường khắc nghiệt: nắng, mưa, rét, khô hanh hay ẩm ướt,...Bệnh đậu ở gà là một bệnh truyền nhiễm, vì thế nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm trực tiếp và gián tiếp:
Nguyên nhân trực tiếp: Lây truyền từ những con gà bị bệnh đến những con gà khỏe mạnh.Do đặc điểm của loại virus này tồn tại lâu trong mọi môi trường thời tiết khắc nghiệt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời từ một con gà bị bệnh sẽ truyền nhiễm cho cả chuồng.
Nguyên nhân trực tiếp do lây lan từ những con gà bệnh khác
Nguyên nhân gián tiếp: Virus này có thể tồn tại trên các thiết bị chăn nuôi, chuồng trại dễ lây lan bệnh thông qua các vết thương hở ngoài da bởi ruồi, muỗi, gián,... Chính vì vậy có thể lây truyền từ đàn gà này sang đàn gà khác.
Bệnh đậu ở gà xảy ra quanh năm nhưng mùa mà bệnh này bùng lên nhiều là vào mùa đông xuân, khi thời tiết hanh khô và gà thiếu vitamin A.
>>> Có thể xem: Bệnh CRD ở gà - Địa chỉ cung cấp thuốc điều trị chất lượng
Biểu hiện của bệnh đậu gà
Với thời gian ủ bệnh từ 4-8 ngày, bệnh đậu gà thường biểu hiện qua 3 thể chính: thể ngoài ra, thể niêm mạc, và thể hỗn hợp.
-
Thể ngoài da: đây là một thể nhẹ. Các nốt mụn thường xuất hiện ở ngoài da, tập trung tại mào, yếm, khóe mắt, miệng, phía trong cánh, các vùng da xung quanh hậu môn và chân. Ban đầu các nốt mụn đó sẽ nhỏ, màu xám, nâu, đỏ, dần sau đó sẽ to ra bằng hạt đậu, sần sùi. Các nốt mụn đậu quanh mắt sẽ khiến gà bị giảm tầm nhìn, viêm kết mạc, chảy nước mắt, nước mũi khiến gà khó thở.
Khi chín nó sẽ chuyển sang màu vàng, mềm dần rồi vỡ ra, chảy mủ. Sau một thời gian chỗ đó khô lại, đóng vảy và bong tróc để lại sẹo. Đậu gà dạng ngoài da nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ phục hồi nhanh chóng.
-
Thể niêm mạc (thể nặng): Đây là dạng phổ biến mà mà gà con bị bệnh đậu thường mắc phải. Mụn đậu thường mọc ở bên trong niêm mạc, yết hầu, họng, khóe miệng hoặc thanh quản khiến gà đau rát, khó thở.Các cục mụn thường xuyên chảy ra các dịch nhầy chứa mủ và lớp màng giả trắng.
Gà nhiễm bệnh đậu dạng này thường sẽ ăn uống kém, có biểu hiện sốt. Một thời gian lớp màng giả bong ra sẽ để thấy lớp niêm mạc màu đỏ, gây nhiễm trùng và lây lan qua mắt, mũi.
Thể niêm mạc là một dạng nặng của bệnh đậu ở gà
-
Thể hỗn hợp: đây là thể mà nó tích hợp biểu hiện của hai thể trên. Tỷ lệ tử vong cao nếu gà mắc phải dạng này, xuất hiện chủ yếu ở gà con. Không có biểu hiện ở ngoài da, tuy nhiên có thể bị bị nhiễm trùng huyết ở bên trong.
Gà thường có biểu hiện như: sốt cao, bỏ ăn, chậm phát triển,tiêu chảy và dẫn đến mất nước.Thời gian bệnh kéo dài từ 3-4 tuần, bệnh có thể được chữa khỏi nếu nếu như nông dân biết cách chữa trị và giữ vệ sinh chuồng trại tốt. Nếu không thì bệnh sẽ biến chuyển nặng hơn, gây ra tử vong với tỷ lệ 50%.
Bệnh đậu ở gà thể ngoài da thường dễ phát hiện và điều trị, nhưng dưới dạng yếu hầu trở đi có thể nhầm lẫn với những bệnh khác cũng có triệu chứng ở niêm mạc, hầu họng như: Bệnh Newcastle với triệu chứng hoại tử, loét ở hầu họng đôi khi có cả màng giả màu trắng giống với bệnh đậu gà. Hay bệnh thiếu vitamin A, bệnh này không xuất hiện các màng giả tuy nhiên có dịch thể màu vàng giống với bệnh đậu ở gà.
Cách trị bệnh đậu gà như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh đậu gà, nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả. Nếu hạt mụn đậu của gà nhỏ thì nó có thể tự khỏi. Còn đối với những hạt đậu đậu to thì bạn nên làm theo cá cách sau
Cách 1: Đầu tiên bạn không được rửa nước, hãy mua một lọ mực chữa đậu về ngày bôi 4 lần để đảm bảo bệnh không bị lây lan, cho gà ở nơi khô ráo ở một mình gà không được nhốt ở chung nhé, rất dễ bị lây cho các con gà khác.
Cách 2: Bạn hãy cậy mụn ở da con gà ra, nặn nhân bên trong mụn đậu dùng nước muối ấm rửa sạch để khô. Nghiền 2-3 viên tetracyclin màu vàng dùng cho người trộn với thuốc mỡ đau mắt dùng cho người. Sau đó bôi 1 lớp dày lên vết đậu, ngày hôm sau chi rửa lại, lưu ý không nặn, uống kèm thuốc bicillin (của người) 1 viên 1 lần.
Cách 3. Dùng banh kẹp vỡ mụn đậu ra bôi xanh methylen, cho uống kháng sinh, dùng vôi bột giắc nhiều vào khu vực nhốt gà để bệnh ko tái phát lại, chú ý sử dụng cách này trong vòng 3 ngày bệnh sẽ giảm.
>>> Thông tin thêm cho bà con chăn nuôi gà: https://betavet.com.vn/vitamin-c-cho-ga
Cách phòng bệnh đậu gà ra sao?
Hiện nay bệnh đậu gà vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Vì vậy, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Gà con từ 7-10 ngày tuổi nên được tiêm chủng vacxin đậu gà.nTiêm phòng 1 lần vào lúc 7-15 ngày đối với gà thịt. Gà làm giống trước khi lên đẻ có thể tiêm phòng lần 2.
Cách tự tiêm chủng tại nhà: 1 lọ vacxin pha với 5ml nước cất sau đó lắc đều, lấy kim to hoặc ngòi bút những ngập vacxin rồi đâm thủng da nách cánh gà. Sau 1-2 mũi vacxin là gà sẽ được miễn dịch cả đời.
Bên cạnh đó , nông dân nên quan tâm tới biện pháp an toàn sinh học. Thường xuyên vệ sinh, sát trùng, phun khử khuẩn chuồng trại định kỳ với các loại thuốc sát khuẩn B-KACID.
Thuốc sát khuẩn B-KACID
B-Kacid được sử dụng như một loại thuốc sát khuẩn, khử mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, hiện đại hàng đầu hiện nay.
Có khả năng tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn , nấm mốc gây ra các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, B-Kacid nano bạc hiệu quả, an toàn cho người và vật nuôi trong việc hỗ trợ phòng và dập dịch bệnh. Thành phần bao gồm: Benzalkonium chloride: 50 mg, Glutaraldehyde: 20mg, Dung môi vừa đủ: 1ml.
Công dụng sát khuẩn, khử trùng phổ rộng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus cũng như mycoplasma, là nguyên nhân gây bệnh trên vật nuôi, bao gồm:
-
Gia súc: dịch tai xanh, lở mồm long móng, tả heo Châu Phi, cúm heo, TGE, bệnh tụ huyết trùng, bệnh giả dại trên heo, nhiệt thán, bệnh truyền nhiễm do Parvovirus, viêm ruột do Streptococcus,...
-
Gia cầm: cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, đậu gà, dịch tả vịt, Marek's, viêm gan siêu vi, CRD, CCRD, tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ, bệnh do nấm.
Đồng thời bổ sung thêm các hỗn hợp vitamin, vitamin C để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho gà. Nông dân có thể tham khảo loại thuốc GLUCO KC thảo dược.
GLUCO K.C thảo dược.
Với thành phần gồm có: Vitamin K, Vitamin C trong 1 ml, với công dụng Hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng. Giúp gia cầm có thể phòng được các bệnh do virus gây ra như là đậu gà.
>>> Tìm hiểu thông tin: Bệnh gumboro trên gà là gì? Triệu chứng và cách khắc phục triệt để
Địa chỉ bán thuốc gia súc gia cầm uy tín
BETAVET là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm thuốc thú y, thủy sản được nhập trực tiếp khong qua trung gian từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới: Hà Lan. mỹ, Anh,... Công ty hiện nay đang cung cấp nhiều loại thuốc từ vacxin, thuốc kháng viêm, trùng, thuốc bổ, vitamin phòng và điều trị bệnh,...đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của bà con nông dân.
Chúng tôi luôn tự hào vì có một đội ngũ y, bác sĩ thú y, kỹ sư chuyên ngành chăn nuôi trình độ chuyên môn cao, am hiểu nhiều kiến thức về chăm sóc vật nuôi. Bên cạnh việc tư vấn cho khách hàng về các loại thuốc của thú y, BETAVET luôn sẵn sàng đến tận nơi để hỗ trợ nếu quý khách hàng cần.
Chúng tôi cam kết luôn bán hàng bằng cái “tâm”, chất lượng là trên hết. Mang tới những chính sách giá ưu đãi. Mong muốn giúp bà con nông dân giảm thiểu được nhiều rủi ro trong chăn nuôi.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã đưa ra cho các bạn một số thông tin về bệnh đậu gà, phương pháp phòng và điều trị bệnh. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bà con nông dân cũng như các hộ gia đình, chủ trang trại trong việc chăn nuôi.