Nhận biết bệnh bạch lỵ ở gà - Hướng điều trị và phòng bệnh như thế nào?
Nhận biết bệnh bạch lỵ ở gà - Hướng điều trị và phòng bệnh như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều loại bệnh xuất hiện ở đàn gà khiến cho gà ốm và chết, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế cũng như hiệu suất nuôi của người dân. Điều này khiến cho bà con nông dân không khỏi lo lắng về nguyên nhân cũng như tìm ra giải pháp ngăn ngừa và phòng bệnh hiệu quả, kịp thời cho đàn gà của mình. Sau đây, hãy cùng Betavet tìm hiểu về thông tin của bệnh bạch lỵ ở gà thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh bạch lỵ ở gà là bệnh truyền nhiễm được phát hiện ở gà con dưới 3 tuần tuổi. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là do đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.
-
Bệnh bạch lỵ ở gà chủ yếu do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra, có ba thể kháng nguyên độc lực như nhau.
-
Do vi khuẩn sống ngoài môi trường hàng tháng nhưng mẫn cảm với các chất sát trùng.
-
Ngoài nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra thì việc gà con bị bệnh cũng như chế độ dinh dưỡng kém cũng là nguyên nhân phụ trợ làm bệnh phát triển nhanh hơn.
Bệnh bạch lỵ ở gà có hai con đường lây truyền chính là qua trứng và qua đường miệng, thức ăn hoặc nước uống. Trong đó truyền dọc rất quan trọng do bố mẹ mang trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập qua vỏ trứng từ trong tủ ấp trứng và môi trường.
Nguyên nhân và đường lây nhiễm bệnh bạch lỵ ở gà
>>> Có liên quan: Bổ sung vitamin C cho gà - giải pháp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh hiệu quả
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch lỵ ở gà
Triệu chứng của bệnh bạch lỵ ở gà
Khi mắc phải bệnh bạch lỵ, gà sẽ có các triệu chứng bên ngoài như:
-
Ỉa phân trắng, dính bết hậu môn và tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%
-
Trứng khi bị nhiễm bệnh có tỷ lệ nở thấp, phôi bị sát và chết lúc 18-19 ngày tuổi hoặc gà con khi nở ra rất yếu, chết dần. Các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nhiễm cũng như sự can thiệp của kháng sinh.
-
Khi vào cơ thể, vi khuẩn qua máu tới các phủ tạng gây tổn thương.
-
Gà khi bị bệnh có biểu hiện ủ rũ, giảm hay bỏ ăn, thường sẽ túm lại một chỗ
-
Gà khỏi bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến sức lớn cũng như năng suất
Triệu chứng của bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh tích của căn bệnh bạch lỵ ở gà
-
Gà chết ngay sau khi nở, bệnh tích không điển hình, chỉ thấy xuất huyết ở gan và phổi
-
Lách gà bị sưng, thận sung huyết, lòng đỏ không tiêu
-
Gà từ 4-7 tuổi có nhiều nốt hoại tử trắng nhỏ ở gan, lách, tim, phổi
-
Niệu quản chứa đầy urat màu trắng, viêm phúc mạc, thành ruột dày.
Bệnh tích thường gặp khi gà mắc bệnh bạch lỵ
>>> Có liên quan: Gà bị sưng phù đầu - cần sớm phát hiện điều trị kịp thời và hiệu quả
Cách phòng và trị bệnh hiệu quả nhất
Bạn đã biết cách phòng và trị bệnh bạch lỵ ở gà hay chưa, cùng tìm hiểu qua một số cách làm phổ biến ngay dưới đây:
-
Nên thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi một cách sạch sẽ, sử dụng và phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để khử hết vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh nơi gà sống. Luôn cọ rửa, sát trùng máng ăn và máng uống một cách thường xuyên, xử lý phân gà đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn.
-
Đối với gà con thì nên cho uống thuốc phòng bệnh bạch lỵ từ 3-5 ngày tuổi như ampicoli
-
Cần dùng một trong những loại thuốc kháng sinh cho hiệu quả cao như bio-amrofloxacin 10% oral.
-
Nên cách ly gà bị bệnh trước khi lây sang đàn gà khác. Sát khuẩn nơi ở bằng thuốc sát khuẩn B-KACID 1 lít được sử dụng như một loại thuốc sát khuẩn để khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả.
Phòng bệnh bạch lỵ ở gà
Betavet- Đơn vị phân phối thuốc thú y hàng đầu được khách hàng tin tưởng
Betavet nhận được sự đánh giá và tin tưởng của rất nhiều khách hàng với giải pháp chăn nuôi một cách toàn diện. Với mong muốn có thể giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, đạt được những lợi ích tối ưu nhất, Betavet cung cấp các dòng sản phẩm thuốc đặc trị dành cho bệnh của gia súc, gia cầm hiệu quả.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn tổng quan về kiến thức nguyên nhân cũng như giải pháp chữa trị bệnh bạch lỵ ở gà. Nếu bà con cần tư vấn về cách chăm sóc, điều trị các bệnh ở động vật hoặc mua các loại thuốc; hãy liên hệ ngay với Betavet để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng nhất.