Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Lợn
Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Lợn
Khi nuôi lợn, ngoài việc chăm sóc và cho ăn hàng ngày thì bà con cũng nên chú ý đến những loại bệnh mà lợn gặp phải để điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Một trong những loại bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở lợn đó chính là bệnh tụ huyết trùng ở lợn. Vậy bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì? Các cách phòng bệnh tụ huyết ở lợn hiệu quả nhất? Tìm hiểu ngay cùng Betavet!
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì là câu hỏi mà rất nhiều bà con đặt ra. Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Bệnh có tỷ lệ chết cao, có thể ghép với suyễn, đóng dấu heo, phó thương hàn và dịch tả heo. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm gặp khá phổ biến ở lợn, nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn tụ huyết trùng gây nên. Lợn nếu mắc phải bệnh này có tỷ lệ chết khác cao và thường được ghép với suyễn, đóng dấu heo, phó thương hàn và dịch tả heo.
Hầu hết các loại gia súc và gia cầm hiện nay đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. Đối với lợn, căn bệnh này thường xảy ra phổ biến nhất ở những con lợn có độ tuổi từ 3-6 tháng tuổi.
Tụ huyết trùng là một căn bệnh nguy hiểm đối với lợn
Nguyên nhân khiến lợn bị tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng lợn xảy ra do sự tác động của một loại vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida là vi khuẩn Gram- một loại vi khuẩn sống khá bền vững trong môi trường tự nhiên.
P. multocida có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội... cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh.
Môi trường lây nhiễm của bệnh thường ở trong chuồng trại, những con khỏe mạnh bị lây bệnh từ những con ốm yếu qua không khí. Dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, chim trời, chó, chuột... là những vật mang và truyền mầm bệnh. Bệnh thường nổ ra ở những đàn lợn vỗ béo, lợn giống có tiềm ẩn bệnh suyễn và những trại điều kiện chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng kém như: nuôi chật chội, hàm lượng amoniac trong chuồng cao, thậm chí cả những khi có thay đổi đột ngột như ghép đàn, vận chuyển hoặc tác động của stress là bệnh bùng phát.
Nguyên nhân khiến lợn bị tụ huyết trùng
Các giai đoạn của bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Bệnh tụ huyết trùng ở heo thường trải qua 3 giai đoạn:
-
Thể quá cấp tính: Ở giai đoạn này bệnh trở nên tiến triển rất nhanh và gây nên tình trạng lợn chết đột ngột. Biểu hiện thường thấy nhất là lợn bị sốt từ 41 độ C-42 độ C, chân run lẩy bẩy, lợn bị thở hổn hển và nước mũi chảy nhiều. Trường hợp nặng, lợn thở bà cong miệng và toàn thân tím tái. Bệnh tụ huyết trùng ở heo ở giai đoạn này thường nhiễm khuẩn huyết và chết nhanh sau 12-36 giờ.
-
Thể cấp tính: Tại thể này, tụ huyết trùng lợn sẽ tiến triển nhẹ hơn so với thể quá cấp tính. Một số triệu chứng thường thấy nhất là ho, sốt, viêm phổi. Thường thì bệnh sẽ kéo dài tối đa 4-5 ngày và lợn sẽ chết nếu không được chữa trị kịp thời do bại huyết.
-
Thể mãn tính: Đây là thể mà lợn có những biểu hiện nhẹ nhất. Khi mắc bệnh trong thể mãn tính, lợn sẽ có những biểu hiện thường gặp đó là viêm khớp, lợn đi tập tễnh, viêm phổi và phế quản mãn.
>>> Có liên quan: Bệnh tụ trùng huyết lợn có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn
Khi gặp phải tình trạng bệnh tụ huyết trùng ở heo, bà con cần sử dụng các phương pháp điều trị kịp thời để cơ thể vật nuôi nhanh chóng khỏe mạnh vì thời gian đầu nhiễm bệnh, lượng virus trên người chưa cao. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn có thể kể đến như:
-
Thuốc kháng sinh GENTAMOX: Với thành phần chính là Amoxicillin trihydrate 15% và Gentamicin 4%, thuốc kháng sinh GENTAMOX có tác dụng đặc trị các bệnh như: viêm ruột gây tiêu chảy do khuẩn E.coli, Salmonella, viêm đường tiết niệu - dục, viêm phổi, tụ huyết trùng,...
Thuốc kháng sinh GENTAMOX
-
GLUKC Thảo dược: Với thành phần bao gồm vitamin K và vitamin C có công dụng rất tốt trong việc hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng cho lợn.
-
Thuốc sát khuẩn B-KACID: Thuốc sát khuẩn B-KACID với các thành phần bao gồm Benzalkonium chloride, Glutaraldehyde có công dụng sát khuẩn và khử trùng phổ rộng và có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus cũng như mycoplasma nguyên nhân gây bệnh trên vật nuôi.
THUỐC SÁT KHUẨN B-KACID để sát khuẩn chuồng trại của lợn
>>> Có liên quan: Hướng dẫn cách tiêm cho lợn và một số vấn đề cần lưu ý
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Để phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở lợn, bà con có thể sử dụng một số biện pháp sau:
-
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Đảm bảo chuồng trại luôn đủ ánh sáng, mát mẻ về mùa hè và ấm vào mùa đông.
-
Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, đảm bảo đồ ăn cho lợn luôn đảm bảo vệ sinh.
-
Phòng bệnh bằng các loại vacxin cho lợn định kỳ
-
Quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% trong chuồng nuôi lợn để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Cần lưu ý để phònng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Qua bài viết trên, Betavet đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích và trả lời câu hỏi bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất.